Đăng nhập

Kiểm tra một kho hàng lớn chuyên bán hàng online chốt hàng nghìn đơn mỗi ngày.

Chiều ngày 25/12, tại Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường phối hợp với Cục an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công An), Công an quận Hà Đông, Cục thương mại điện tử và kinh tế số và Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia bất ngờ kiểm tra kho hàng nằm trong khu đô thị Đô Nghĩa, thuộc phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Kho hàng là một căn biệt thự 05 tầng, mỗi tầng rộng trên 100m2. Toàn bộ diện tích bên trong căn biệt thự cũng như cầu thang lên xuống đều được chủ cơ sở tận dụng để làm nơi chứa trữ hàng hoá.

Tại thời điểm kiểm tra, trên 50 nhân viên có mặt ở các tầng đang thực hiện đóng gói, dán đơn lên các sản phẩm vừa được chốt đơn trong phiên livestream trước đó. Các đơn hàng được đóng gói chất thành đống nằm la liệt, ngổn ngang trên các mặt sàn. Thông tin trên các đơn hàng thể hiện lượng khách hàng lớn nằm rải rác khắp mọi miền tổ quốc từ vùng sâu vùng xa đến những thành phố lớn. Mỗi đơn hàng có giá từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng đối với một sản  phẩm.

Toàn bộ căn biệt thự được sử dụng làm nơi chứa trữ hàng hóa

Hàng hoá tại đây đa phần là sản phẩm hàng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, hàng gia dụng, tiêu dùng, trên vỏ hộp thể hiện xuất xứ từ Hàn Quốc, Mỹ, Canada...Một lượng lớn hàng hóa vừa được vận chuyển về kho, còn nguyên đai nguyên kiện thì bị lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra. Phần lớn sản phẩm không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, chưa rõ nguồn gốc xuất xứ.

Đơn hàng được đóng gói chất đống, ngổn ngang trên các mặt sàn

Tại tầng một của kho hàng, hàng chục kiện hàng lớn chứa trong các bao tải dứa màu xanh được đóng gói và niêm phong cẩn thận, bên ngoài có những ghi chú về đơn hàng chốt trên các nền tảng khác nhau như Facebook, Tiktok đang chờ để giao cho đơn vị vận chuyển để giao đến tay người tiêu dùng.

Các nhân viên đóng hàng từ các đơn đã chốt trong phiên livestream trước đó tại Mailystyle

Chủ cơ sở không có mặt tại thời điểm kiểm tra. Làm việc với lực lượng chức năng, quản lý kho hàng chưa xuất trình được các giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa. Được biết, chủ kho hàng là một hot girl nổi tiếng trong kinh doanh hàng hóa online trên nhiều nền tảng từ Tiktok, Instagram, Facebook cũng như Website với tên gọi Mailystyle.com.

Hàng chục kiện hàng đựng trong các bao tải dứa ghi chú "đơn hàng tiktok" đang chờ để giao cho đơn vị vận chuyển

Trên nền tảng Facebook Mailystyle.com có 332.000 lượt thích và 520.000 lượt theo dõi đăng tải công khai số tài khoản ngân hàng của Nguyễn Hoàng Mai Ly với 12 số điện thoại chốt đơn, tư vấn khách hàng.

Hiện lực lượng chức năng đang tiến hành kiểm đếm, phân loại sản phẩm và liên hệ với chủ cơ sở để kiểm tra tính hợp pháp của hàng hóa tại kho hàng.

Đinh Tiến Thành: Kho hàng khủng thật

Hải Dương: Phát hiện 2 cơ sở sản xuất trái phép giầy mang nhãn mác của Bộ Quốc phòng

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Gia Lộc đang phối hợp điều tra, xác minh 2 cơ sở tại xã Hoàng Diệu (Gia Lộc) sản xuất trái phép giày mang nhãn mác của Bộ Quốc phòng.

Đội Cảnh sát Kinh tế, ma túy, Công an huyện Gia Lộc phối hợp với Công an xã Hoàng Diệu huyện Gia Lộc vừa lập biên bản, thu giữ hàng trăm đôi giày và các phụ kiện, nguyên liệu phục vụ việc sản xuất giầy. Hai chủ cơ sở bị lập biên bản là ông N.V.C, sinh năm 1980 và ông N.Đ.N, sinh năm 1979, đều trú tại xã Hoàng Diệu. Trường hợp liên quan đến việc đặt hàng, cung cấp một số sản phẩm, nguyên liệu đầu vào cho việc sản xuất, gia công giày là N.T.L, sinh năm 1974, nơi thường trú xã Chỉ Đạo (Văn Lâm, Hưng Yên).

Các trường hợp liên quan cùng tang vật tại cơ quan Công an

Mặc dù không được cấp phép hay ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng, nhưng 2 cơ sở sản xuất, kinh doanh giày dép trên đã cùng cơ sở ở tỉnh Hưng Yên sản xuất nhiều đôi giầy nam sĩ quan và các đồ phụ kiện đi kèm có gắn, in nhãn mác thuộc một số công ty của Bộ Quốc phòng.

Tại thời điểm kiểm tra vào tối 9/12, lực lượng chức năng phát hiện, lập biên bản và thu giữ tại 2 cơ sở này hơn 200 đôi giày thành phẩm, ở mặt dưới đế giày, trên mặt trong đế giày và phần lót giày có gắn tem có hình và chữ ghi nhãn hiệu “TCHC” và chữ: “TỔNG CỤC HẬU CẦN CỤC QUÂN NHU”. Ngoài ra, lực lượng chức năng còn thu giữ hàng trăm đôi đế giầy nhiều kích cỡ, cùng hàng nghìn chiếc lót giày và rất nhiều dụng cụ, phương tiện, phục vụ cho việc sản xuất giày tại 2 cơ sở này.

Một số tang vật do cơ quan công an thu giữ

Làm việc với cơ quan công an, 2 chủ cơ sở khai nhận do hám lợi nên đã cùng với ông N.T.L nhận sản xuất, gia công loại mặt hàng này. Trong đó có một số nguyên liệu thô như đế giày, lót giày có in, gắn lô gô, nhãn mác của một số công ty thuộc Bộ Quốc phòng là do ông N.T.L bán, giới thiệu cho ông N.V.C và ông N.Đ.N mua về để sản xuất, gia công. Mỗi một đôi giày thành phẩm đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu thỏa thuận, ông N.V.C và ông N.Đ.N được ông N.T.L đặt mua với giá từ 120 - 140 nghìn đồng. Ông N.T.L đưa loại mặt hàng này ra thị trường bán hưởng chênh lệch từ 10 - 30 nghìn đồng/đôi giày.

Ông N.T.L quen và đặt hàng với ông N.V.C để sản xuất, gia công giày từ năm 2021; đặt hàng với ông N.Đ.N từ khoảng tháng 7.2022.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Gia Lộc đang phối hợp với Cơ quan điều tra Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng và một số sở, ngành liên quan tiếp tục điều tra, xác minh.

Vùng cảnh sát biển 4: Phát hiện tàu vận chuyển trái phép khoảng 35.000 lít dầu trên biển

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 vừa tiếp tục bắt giữ 01 tàu vận chuyển trái phép với số lượng lớn dầu DO trên biển.

Cụ thể, rạng sáng ngày nay, tại vùng biển cách Đông Nam đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang khoảng 27 hải lý, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên biển, lực lượng chức năng của Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 đã phát hiện, kiểm tra tàu TG 91387 TS.

Lực lượng chức năng của Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 kiểm tàu cá mang số TG 91387 TS.

Tại thời điểm kiểm tra, trên tàu có 05 thuyền viên, ông Võ Văn Tiên, sinh năm 1978, trú tại tỉnh Cà Mau làm thuyền trưởng, khai nhận đang vận chuyển khoảng 35.000 lít dầu DO không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.

Lực lượng chức năng của Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 đã tiến hành lập biên bản, niêm phong hàng hóa vi phạm. Sau đó, dẫn giải phương tiện về cảng Hải đội 422 tại thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang để tiếp tục điều tra, xử lý đúng theo quy định của pháp luật.

Đồng Nai: Thu giữ Hơn 7.000 Sản Phẩm Giả Mạo Nhãn Hiệu

Ngày 13/11, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đồng Nai thông báo về việc thu giữ hơn 7.000 sản phẩm giả mạo nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đối tượng Nguyễn Quỳnh Giao, chủ hộ kinh doanh tại Đồng Nai, bị phát hiện sử dụng phương thức thương mại điện tử và livestream quảng cáo để tiếp thị nhiều loại hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm đếm số hàng hóa vi phạm

Cụ thể, vào ngày 10/11, Tổ công tác của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu (PC03), Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp Đoàn kiểm tra liên ngành 389/ĐP tỉnh tiến hành kiểm tra hành chính hộ kinh doanh của Nguyễn Quỳnh Giao. Trong quá trình làm việc, Giao khai nhận toàn bộ số hàng hóa bị thu giữ, bao gồm quần áo, áo, quần, dép, giày, váy (trên 7.000 sản phẩm) là hàng giả mạo các thương hiệu nổi tiếng.

Sản phẩm này không có hóa đơn chứng từ, và được Giao mua trôi nổi trên thị trường để bán với mục đích kiếm lời. Tổ công tác đã lập biên bản, thu giữ toàn bộ hàng hóa nói trên và tiếp tục phối hợp với các lực lượng chức năng để xác minh và xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật.

Lạng Sơn: Liên tiếp phát hiện 2 vụ vận chuyển pháo quy mô lớn

Ngày 21/10, theo thông tin từ Công an tỉnh Lạng Sơn cho biết, Lực lượng Công an TP Lạng Sơn vừa phối hợp với cơ quan chức năng địa phương vừa liên tiếp liên tiếp phát hiện, ngăn chặn hai vụ vận chuyển pháo quy mô lớn, thu giữ 883 kg pháo nổ trong một ngày.

Vào 18 giờ 45 phút ngày 18/10, Công an thành phố Lạng Sơn đã phối hợp với Đội kiểm soát chống buôn lậu, hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cùng với Cục điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) tiến hành kiểm tra một chiếc xe ô-tô đầu kéo có biển kiểm soát 12H-015.99, kéo theo sơ-mi rơ-moóc với biển kiểm soát 12R-014.29. Người điều khiển xe là Lương Ngọc Tùng, sinh năm 1984, trú tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

Đối tượng Lương Ngọc Tùng cùng tang vật. Ảnh: Công an Lạng Sơn.

Trong quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện và thu giữ 458 hộp pháo, có tổng trọng lượng hơn 667 kg, và 980 quả pháo (dạng pháo lựu đạn) được giấu trong téc nước (không chứa nước) gắn dưới gầm sơ-mi rơ-moóc. Toàn bộ số pháo này được sản xuất tại Trung Quốc.

Lương Ngọc Tùng đã khai nhận rằng anh ta đã mua số pháo này tại Trung Quốc và sau đó giấu chúng trong téc nước dưới gầm xe với mục đích tiêu thụ tại tỉnh Bắc Giang.

Lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ số lượng lớn pháo nổ.  Ảnh: Công an Lạng Sơn.

Tiếp theo, vào lúc 19 giờ cùng ngày, Công an thành phố Lạng Sơn tiếp tục phối hợp với Đội kiểm soát chống buôn lậu, hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cùng với Cục điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan), tiến hành kiểm tra một chiếc xe ô-tô đầu kéo với biển kiểm soát 98E-010.58, kéo theo sơ-mi rơ-moóc có biển kiểm soát 98R-036.79. Người điều khiển xe là Trần Văn Điệp, sinh năm 1989, trú tại huyện Lạng Giang, Bắc Giang.

Khi kiểm tra xe, lực lượng chức năng đã phát hiện 120 hộp pháo có tổng trọng lượng 168 kg được giấu tại téc nước (không chứa nước) gắn dưới gầm sơ-mi rơ-moóc. Trần Văn Điệp cũng đã khai nhận rằng anh ta đã thuê người tự chế téc nước để giấu số pháo này, mục đích để mang về quê sử dụng và cho người thân đốt trong dịp Tết.

Hiện tại, Công an thành phố Lạng Sơn đang tiếp tục điều tra để làm rõ vụ việc và xử lý các đối tượng theo quy định của pháp luật.

Bình Thuận: Tiến hành kiểm tra và xử lý nhiều trường hợp vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh

Đội Quản Lý Thị Trường số 1 tại tỉnh Bình Thuận đã tiến hành kiểm tra và xử lý nhiều trường hợp vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh. Điều này nhằm đảm bảo sự tuân thủ luật pháp và thúc đẩy tiến độ hoàn thành nhiệm vụ cho năm 2023.

Đội Quản Lý Thị Trường số 1, thuộc Cục Quản Lý Thị Trường tỉnh Bình Thuận, đã tiến hành nhiều cuộc kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm liên quan đến kinh doanh trong tuần qua. Các hoạt động này được thực hiện bằng cách xác định các dấu hiệu vi phạm pháp luật trong kinh doanh thông qua các biện pháp nghiệp vụ. Kết quả của các cuộc kiểm tra đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ năm 2023.

Cụ thể, Đội QLTT số 1 đã tiến hành kiểm tra tổng cộng 07 vụ, bao gồm 03 vụ theo Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2023 và 04 vụ liên quan đến vi phạm trong kinh doanh. Trong quá trình kiểm tra, họ đã tạm giữ hơn 600 sản phẩm mỹ phẩm, phụ kiện điện thoại, ví, giày dép thời trang và máy tính điện tử đủ loại, nhằm chuẩn bị cho việc xử lý theo quy định pháp luật. Các trường hợp vi phạm liên quan đến buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc và xuất xứ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, không đăng ký thành lập hộ kinh doanh, và không đăng ký thay đổi thông tin liên quan đến hộ kinh doanh.

Tính đến thời điểm hiện tại, Đội QLTT số 1 đã tiến hành kiểm tra tổng cộng 151 vụ và đã phát hiện và xử lý 67 vụ vi phạm. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính lên đến 843.051.000 đồng, và họ cũng tịch thu 26.532 sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc lá điếu nhập lậu, phụ tùng xe máy, máy tính điện tử, phụ kiện điện thoại, sản phẩm thời trang trị giá 1.297.771.000 đồng.

Các cuộc kiểm tra đã được thực hiện theo các kế hoạch định kỳ và các đề xuất từ kiểm soát viên địa phương. Đội QLTT số 1 đã xử lý kịp thời tất cả các vi phạm tìm thấy, nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và đảm bảo tuân thủ pháp luật trong kinh doanh.

Công an Thành phố Lạng Sơn bắt quả tang 2 vụ mua bán trái phép chất ma túy

Công an Thành phố Lạng Sơn đã tiến hành bắt quả tang 2 vụ mua bán trái phép chất ma túy tại thành phố Lạng Sơn. Hai đối tượng đã bị bắt giữ và tài sản liên quan đến việc mua bán ma túy đã được thu giữ.

Chiều ngày 18/9, Tổ công tác Công an Thành phố Lạng Sơn đang tiến hành nhiệm vụ tại khu vực đường Bà Triệu, phường Hoàng Văn Thụ, Thành phố Lạng Sơn, đã phát hiện và bắt quả tang đối tượng Lê Thị Lan Hương, người có hộ khẩu thường trú tại phường Thị Cầu, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Hương bị bắt giữ vì có hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Khi kiểm tra, cảnh sát đã thu giữ 2 túi nilon chứa tổng cộng 400 viên nén ma túy tổng hợp màu hồng và xanh, 2 túi nilon khác chứa chất tinh thể màu trắng (ma túy đá😉, 2 điện thoại di động và nhiều tang vật liên quan. Hương đã khai nhận rằng ma túy trên được mua từ thành phố Bắc Ninh và sau đó mang về Lạng Sơn để bán.

Đối tượng Chung

Trước đó vào cùng ngày lúc 12:20, lực lượng Công an Thành phố Lạng Sơn phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh đã bắt quả tang đối tượng Đặng Đình Chung, người trú tại thành phố Lạng Sơn. Chung cũng bị bắt giữ vì mua bán trái phép chất ma túy. Khi kiểm tra, cảnh sát đã thu giữ 1 túi nilon chứa 3 viên nén ma túy tổng hợp màu hồng và chất tinh thể màu trắng (ma túy đá😉. Sau đó, trong quá trình khám xét nơi ở của Chung, họ đã thu giữ 11 túi nilon khác chứa tổng cộng 28 viên nén ma túy tổng hợp màu hồng và chất tinh thể màu trắng (đá, ngựa), 2 túi nilon chứa chất tinh thể màu trắng (ma túy đá😉, 1 điện thoại di động và nhiều tang vật liên quan. Chung đã khai nhận rằng số ma túy này được mua và sau đó chia nhỏ ra các túi nilon để bán kiếm lời.

Cả hai vụ việc đang được Công an Thành phố Lạng Sơn tiếp tục điều tra và làm rõ để xử lý các đối tượng theo quy định của pháp luật.

Dương Hoàng Tuấn: lời thì thầm của đá :v
Vũ Thúy Thanh: mắt ông anh trố lồi
Đom Đóm: Vẻ mặt ngây thơ... vô số tội 🙂)

Cục QLTT Thanh Hóa tăng cường giám sát và kiểm tra kinh doanh xăng dầu

Đội Quản lý thị trường số 8, thuộc Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa, đang tăng cường giám sát và kiểm tra chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn để đảm bảo cân đối cung cầu mặt hàng xăng dầu và tránh tình trạng tăng giá và khan hiếm.

Với tình hình Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn bắt đầu dừng hoạt động để tiến hành bảo dưỡng tổng thể trong thời gian 55 ngày đêm, Đội Quản lý thị trường số 8, thuộc Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa, đã chủ động tăng cường kiểm tra và giám sát hoạt động kinh doanh của các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn.

Đội QLTT số 8 niêm yết công khai số điện thoại đường dây nóng tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn

Mục tiêu của việc này là đảm bảo cung cấp đủ xăng dầu để đáp ứng nhu cầu thị trường trong tỉnh Thanh Hóa và hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội mà không gây tình trạng tăng giá và khó kiểm soát.

Đội Quản lý thị trường số 8 đã triển khai niêm yết thông báo tại tất cả 66 cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn 03 huyện và tiếp tục bám sát chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ ngành, Tổng cục QLTT, UBND tỉnh, BCĐ 389 tỉnh, Cục QLTT Thanh Hóa về công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại xăng dầu.

Hiện tại, tất cả các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn Đội Quản lý thị trường số 8 đang duy trì hoạt động bình thường và không có tình trạng găm hàng hoặc bán hàng nhỏ giọt chờ tăng giá. Đội này cũng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Bùi Mạnh Linh: Định qua mắt cơ quan chức năng à

An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu

Đội Quản lý thị trường số 2 (Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang) đã tiến hành kiểm tra phương tiện vận chuyển hàng hóa, phát hiện và thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Theo đó, Đoàn kiểm tra Đội Quản lý thị trường số 2 đã phối hợp với Công an TX. Tịnh Biên, Chi cục Hải quan và Đồn Biên phòng CKQT Tịnh Biên tiến hành khám phương tiện theo thủ tục hành chính đối với ô tô tải, hiệu Hino (có mui), biển kiểm soát 67C-108.xx, tại lề Quốc lộ 91, tổ 18, khóm Xuân Hòa, phường Tịnh Biên, TX. Tịnh Biên (An Giang), do ông V.V.T là người điều khiển phương tiện.

enter image description here Lực lượng chức năng kiểm tra phương tiện chở hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu

Qua khám phương tiện, Đoàn kiểm tra phát hiện phương tiện đang vận chuyển hàng hóa, gồm:

Bộ ấm trà nhãn hiệu tiếng nước ngoài (1 bộ gồm: 1 bình và 4 tách), làm bằng thủy tinh, made in China, số lượng 600 bộ;

Ly giữ nhiệt hiệu Sugar Free, loại 20 Floz/600ml (1 cái/hộp, nguyên hộp), made in China, số lượng 500 cái;

Hộp nhựa đựng xà phòng hiệu Soap Pump & Sponge Caddy, loại 385ml, (1 cái/hộp, nguyên hộp), made in China, số lượng 300 cái;

Nồi cơm điện đa năng hiệu Shanban, số hiệu HM-18, size 18 cm (1 cái/hộp, nguyên hộp), made in China, số lượng 720 cái;

Bộ hộp đựng thực phẩm hiệu Protect Fresh Box, loại 5 cái/bộ, kích cỡ 10 cm, 12 cm, 14 cm, 16 cm, 18 cm, made in China, (1 bộ/hộp, nguyên hộp), số lượng 90 bộ;

Hộp bút màu hiệu Art Set, loại 150 món/hộp, made in China, số lượng 20 hộp;

Ổ điện đa năng hiệu Moveable Socket, số hiệu 004U, loại Max: 10A-220V, made in China, số lượng 100 cái;

Túi vải khung kim loại mini không hiệu, size 52x42x43, không thể xác định nguồn gốc, xuất xứ, số lượng 900 cái; Kiềng bếp gas không hiệu, không thể xác định nguồn gốc, xuất xứ, số lượng 1.100 cái; Cọ kỳ lưng không hiệu, không thể xác định nguồn gốc, xuất xứ, số lượng 950 cái; Bộ ly giữ nhiệt không hiệu (bằng nhựa), loại 3 cái/bộ, kích cỡ 250 ml, 900 ml, 2.000 ml, không thể xác định nguồn gốc xuất xứ, số lượng 546 bộ; Vợt bắt muỗi hiệu Mosquito Swatter, loại 3.000 volts (1 cây/hộp, nguyên hộp), không thể xác định nguồn gốc, xuất xứ, số lượng 40 cây; Bộ nồi kim loại hiệu Camel, loại 03 cái/bộ, size: 18 cm-2,7L, 20 cm-3,8L, 22 cm-4,7L, không thể xác định nguồn gốc, xuất xứ, số lượng 08 bộ;

Kệ giày vải hiệu Floor Coat Rack (1 cái/hộp, nguyên hộp), số hiệu XMJ60, không thể xác định nguồn gốc, xuất xứ, số lượng 21 cái; Chảo điện hiệu Mandeli, loại 1,8L, size 18 cm (01 cái/hộp, nguyên hộp), nhãn hàng hóa thể hiện bằng tiếng nước ngoài, số lượng 2.160 cái; Cây lau nhà loại gấp khúc, nhãn hàng hóa thể hiện bằng tiếng nước ngoài, số lượng 400 cây;

Nồi hấp đa năng hiệu kitchenware, size 28 cm (1 bộ/hộp, nguyên hộp), nhãn hàng hóa thể hiện bằng tiếng nước ngoài, số lượng 30 cái;

Tổng trị giá hàng hóa vi phạm khoảng 500 triệu đồng.

Tại thời điểm khám, người điều khiển phương tiện có xuất trình các loại giấy tờ, gồm: Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô số 021879 cấp ngày 17/5/2019 (bản phô tô😉; Giấy chứng nhận kiểm định số 1784040, cấp ngày 23/5/2023, có hiệu lực đến ngày 02/5/2024; Giấy phép lái xe (Hạng C) số 890102001995 cấp ngày 20/8/2018 có giá trị đến ngày 20/8/2023.

Tại thời điểm kiểm tra, tài xế không xuất trình được hóa đơn chứng từ, chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Đoàn kiểm tra nghi vấn đây là hàng hóa nhập lậu và hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Hiện, hàng hóa đang bị tạm giữ và đang được xác minh làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Bắc Ninh: Xử phạt hành chính công ty TNHH Việt Tường Thuận về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu

UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Việt Tường Thuận số tiền 360 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu và kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; tịch thu 22.742 sản phẩm trị giá trên 5 tỷ đồng.

Trước đó, ngày 22/5/2023 Đội Quản lý thị trường số 2 - Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Công an huyện Yên Phong và Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03) - Công an tỉnh Bắc Ninh khám kho hàng hóa của Công ty TNHH Việt Tường Thuận có địa chỉ tại thôn Đông Yên, xã Đông Phong, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Tại thời điểm khám kho hàng, đoàn kiểm tra phát hiện 22.742 sản phẩm thuộc 5 nhóm hàng hóa: đồ điện tử, quần áo, mỹ phẩm, đồ điện gia dụng và đồ gia dụng có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đoàn kiểm tra đã tiến hành lập biên bản tạm giữ, niêm phong toàn bộ số hàng hóa có dấu hiệu vi phạm để đấu tranh làm rõ hành vi, xử lý theo quy định của pháp luật.

enter image description here

Qua quá trình làm việc, xác minh làm rõ hành vi vi phạm, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh trình Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Việt Tường Thuận, địa chỉ: Thôn Đông Yên, xã Đông Phong, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh số tiền 360.000.000 đồng về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu là mỹ phẩm, đồ điện, đồ gia dụng và hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là đồ điện tử, đồ điện gia dụng, quần áo các loại. Tịch thu toàn bộ số hàng hóa vi phạm gồm 22.742 sản phẩm trị giá 5.115.904.000 đồng.