Đăng nhập

Yên Bái: Phát hiện xe tải chở 10 tấn nầm lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ

Công an tỉnh Yên Bái phối hợp với Cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái bắt giữ xe tải chở nầm lợn không nguồn gốc, xuất xứ từ Lào Cai về Yên Bái tiêu thụ.

Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường Công an tỉnh Yên Bái phối hợp với Cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái (Đội Quản lý thị trường số 2) kiểm tra, phát hiện xe chở nầm lợn không nguồn gốc, xuất xứ.

Công an tỉnh Yên Bái và Cục Quản lý thị trường Yên Bái phối hợp bắt giữ xe chở nầm lợn không có nguồn gốc, xuất xứ.

Cụ thể, chiếc ô tô tải mang biển kiểm soát 24H-014.98 do Nguyễn Anh Tuấn (sinh năm 1994, trú tại thôn Lan Đình, xã Việt Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) điều khiển đã chở trên xe 200 thùng xốp đựng hàng hóa không có nhãn hàng hóa theo quy định, không xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa và không có hóa đơn, chứng từ kèm theo.

Qua kiểm tra đã phát hiện bên trong mỗi thùng đều có chứa Nầm lợn đông lạnh đã bị biến đổi mầu sắc (mầu thâm đen) có tổng khối lượng hơn 10 tấn, tổng giá trị tang vật vi phạm ước tính trên 1,3 tỷ đồng.

Toàn bộ số hàng trên được xác định là hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, do đối tượng Vùi Ngọc Khánh (sinh năm 1996, trú tại Thôn Nậm Rúp, xã Thanh Bình, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai) mua gom trôi nổi trên địa bàn tỉnh Lào Cai từ tháng 8/2023 và khi đang trên đường vận chuyển về Hà Nội tiêu thụ thì bị các lực lượng chức năng kiểm tra bắt giữ.

Hiện, lực lượng chức năng đang hoàn thiện hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với Vùi Ngọc Khánh về hành vi vi phạm trên.

Lai Châu: Ngăn chặn 350 kg quả quýt không rõ nguồn gốc xuất xứ

Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Lai Châu vừa tiến hành xử phạt hành chính đối tượng vận chuyển, kinh doanh 350 kg quả quýt không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Vào hồi15 giờ 30 phút, ngày 03/12/2023 tại Bản Noong Kiêng, thị trấn Nậm Nhùn, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu. Đội Quản lý thị trường số 1 tiến hành khám xe ô tô tải mang biển kiểm soát 29H-720.44 do ông Chu Anh Thọ là lái xe kiêm chủ hàng điều khiển.

Tại thời điểm khám, phát hiện trên thùng xe ô tô đang vận chuyển hàng hoá gồm 35 thùng quýt có tổng trọng lượng là 350kg, trị giá 6,3 triệu đồng. Trên bao bì hàng hoá không có thông tin, căn cứ xác định được nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá. Quá trình làm việc ông Thọ không xuất trình được hoá đơn, chứng từ hoặc giấy tờ khác liên quan đến hàng hoá. Toàn bộ hàng hoá trên bị dập nát chảy nước, có nấm mốc xanh không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm lưu thông trên thị trường.

Đội Quản lý thị trường số 1 đã tiến hành lập Biên bản vi phạm hành chính và ban hành Quyết định xử phạt đối với ông Chu Anh Thọ số tiến 8 triệu đồng, đồng thời buộc tiêu huỷ toàn bộ số hàng hoá trên theo quy định.

Tây Ninh: Phát hiện 10 tấn phân bón của Công ty Cò vàng Pháp Quốc không có quyết định lưu hành

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3, Cục QLTT tỉnh Tây Ninh phát hiện 10 tấn phân bón được cho là của Công ty TNHH Cò vàng Pháp Quốc không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam, chưa được thực hiện chứng nhận hợp quy.

Thực hiện kế hoạch kiểm tra mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật năm 2023, ngày 19/10/2023, Đội QLTT số 3, Cục QLTT tỉnh Tây Ninh tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với: Đại lý kinh doanh HK do bà Đ.M.H.C. làm chủ có địa chỉ tại xã Phan, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.

Qua kiểm tra phát hiện bà C kinh doanh 02 lô phân bón trên bao bì ghi tên phân bón là Moden 20-20-15 +TE và Model 16-16-8+TE, trên bao bì không ghi thành phần định lượng theo quy định.

Thông tin trên sản phẩm thể hiện do Công ty TNHH Cò vàng Pháp Quốc sản xuất. 

Trong quá trình làm việc bà C xuất trình hóa đơn 2 lô hàng là Model 20-20-15+TE là 5.000kg và Model 16-16-8+TE là 5.000kg, tổng cộng là 10.000kg và các giấy tờ gồm Quyết định lưu hành và hồ sơ công bố hợp quy.

Làm việc với cơ quan chức năng, Bà C cho biết, đây là 2 loại phân bón NPK: 20-20-15+TE và NPK 16-16-8+TE, bà bán cho nông dân với giá 820.000đ/bao và 670.000đ/bao. (thực chất là cùng một loại phân bón NK 16-8 mà chênh lệch 150.000đ/bao). Tại thời điểm kiểm tra, 2 lô phân bón trên còn tồn tại kho là 6.950kg.

Đoàn kiểm tra Đội QLTT số 3 tiến hành lập biên bản vi phạm chính, biên bản tạm giữ, niêm phong số lượng tang vật nêu trên để tiếp tục xử lý theo quy định pháp luật.

Sau quá trình làm việc với Đội QLTT số 3 bà C đã thừa nhận kinh doanh phân bón với các hành vi vi phạm: Buôn bán phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam; Bán hàng hóa khi hàng hóa chưa được thực hiện chứng nhận hợp quy; Buôn bán hàng hóa có nhãn không ghi đủ, ghi không đúng nội dung bắt buộc phải thể hiện theo tính chất hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.

Với các hành vi vi phạm nêu trên Đội QLTT số 3 đã đề nghị cấp có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh Đ.M.H.C. với số tiền tổng cộng là 174.840.000đ.

Theo tìm hiểu của PV, thông tin ghi trên bao bì 10 tấn phân bón nêu trên do Công ty TNHH Cò vàng Pháp Quốc (có địa chỉ tại: số 48 đường số 53C, phường Tân Tạo, Bình Tân, TP Hồ Chí Minh) sản xuất. Doanh nghiệp này được thành lập năm 2020, người đại diện pháp luật kiêm giám đốc là ông Tô Thanh Tú.

Khởi tố cặp vợ chồng buôn bán hàng giả tại Hà Nội

Cảnh sát kinh tế Hà Nội đã khởi tố vụ án và khởi tố 2 bị can là Nguyễn Thành Đức và Nguyễn Thị Hảo về tội buôn bán hàng giả..

Vợ chồng Đức và Hảo tại cơ quan công an.

Vào ngày 27-10, Cảnh sát kinh tế Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án và bắt quả tang 2 bị can là Nguyễn Thành Đức và Nguyễn Thị Hảo, cả hai sinh năm 1991 và cùng trú tại xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội. Vụ án liên quan đến tội buôn bán hàng giả.

Trước đó, khoảng 10h05 ngày 28-9, Tổ công tác Cảnh sát kinh tế đã phát hiện Nguyễn Thành Đức và một người khác là Nguyễn Văn Long (sinh năm 1968 và cư trú tại Hà Nội) đang dừng đỗ xe ô tô và có dấu hiệu nghi vấn.

Tang vật của vụ án.

Tổ công tác đã kiểm tra và phát hiện trong xe ô tô có 1.392 chai dầu tẩy gỉ sét và bôi trơn đa dụng nhãn hiệu RP7, keo chuyên dùng trong xây dựng Titebond, xịt tẩy gỉ sét, dầu chống gỉ bôi trơn đa năng nhãn hiệu WD-40. Các sản phẩm này không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc.

Sau đó, cơ quan chức năng thu giữ thêm 19.955 lọ keo Titebond không có hóa đơn và chứng từ chứng minh nguồn gốc, nghi là hàng giả.

Công an khám xét kho hàng. 

Tổng số sản phẩm nghi là hàng giả thu giữ của Nguyễn Thành Đức là 21.347 sản phẩm bao gồm 20.675 lọ keo Titebond, 624 xịt chống gỉ WD-40 và 48 xịt chống gỉ RP7.

Cơ quan công an xác định Nguyễn Thành Đức và Nguyễn Thị Hảo là vợ chồng, chuyên bán các loại nguyên vật liệu dùng trong lĩnh vực cơ khí và xây dựng. Họ đã mua hàng giả từ Trung Quốc và bán lại kiếm lời, không có hóa đơn chứng từ.

Vụ án đang được điều tra mở rộng để xác định rõ hơn về tội danh và liên quan đến việc buôn bán hàng giả.

Gia Lai: Tiến hành 6 cuộc thanh tra chuyên ngành về tiêu chuẩn đo lường chất lượng hàng hóa

Từ đầu năm 2023 đến nay, Sở Khoa học và Công nghệ Gia Lai phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành 6 cuộc thanh tra chuyên ngành về tiêu chuẩn đo lường chất lượng hàng hóa.

Cụ thể, Sở đã thanh tra chuyên ngành về tiêu chuẩn đo lường chất lượng hàng hóa trong các lĩnh vực như: kinh doanh xăng dầu; an toàn bức xạ hạt nhân đối với cơ sở sử dụng nguồn bức xạ; sản xuất, kinh doanh mía đường. Qua thanh tra, đoàn đã phát hiện ra và ra quyết định xử phạt với số tiền 7,5 triệu đồng đối với 1 cơ sở sử dụng phương tiện đo lường không có chứng chỉ kiểm định (tem, dấu, giấy chứng nhận kiểm định) theo quy định.

Thanh tra chuyên ngành góp phần hướng dẫn các cá nhân, đơn vị kinh doanh thực hiện đúng quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

Trong quá trình thanh tra, các đoàn thanh tra cũng kết hợp hướng dẫn chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện các quy định về tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, Sở cũng thường xuyên cập nhật các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các thông tin cảnh báo về hàng rào kỹ thuật, tài liệu công bố hợp chuẩn, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng,... lên trang Thông tin điện tử Thông báo và Hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT);… Qua đó, nâng cao ý thức của tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, hạn chế, ngăn chặn hành vi vi phạm.

Ngoài ra, Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Trung tâm Đào tạo Nghiệp vụ (thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) tổ chức “Hội nghị tập huấn, phổ biến thông tin về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) năm 2023” nhằm hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động kinh doanh, xuất khẩu hàng hóa tại địa phương có hiệu quả, đồng thời giúp các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có giải pháp đáp ứng về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT).

 

Phát Hiện Điểm San Chiết Khí N2O Trái Phép tại Hà Nội

Đội Quản lý thị trường và Cảnh sát kinh tế phối hợp đã phát hiện một điểm san chiết khí N2O trái phép tại Hà Nội. Lúc kiểm tra, nhóm này đã đang chuyển khí N2O từ bình to sang các bình nhỏ để bán cho khách hàng mà không có giấy tờ chứng từ liên quan. Ngoài ra, họ cũng phát hiện một số bình khí N2O dạng mới, lần đầu xuất hiện tại Hà Nội.

Toàn bộ các bình khí N2O không có hóa đơn chứng từ. 

Chiều ngày 16/10, Đội Quản lý thị trường số 17, thuộc Cục Quản lý thị trường TP Hà Nội, phối hợp với Đội 6 của Phòng Cảnh sát kinh tế, Cảnh sát An ninh kinh tế và Cảnh sát Quận Thanh Xuân, Cảnh sát An ninh kinh tế đã tiến hành kiểm tra đột xuất tại một điểm tập kết, tọa lạc tại số 18B đường Bắc Hồng, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội. Khi kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện một điểm san chiết khí N2O trái phép.

Trong thời điểm kiểm tra, nhóm nhân viên của cơ sở này vẫn đang tiến hành san chiết khí N2O từ các bình lớn sang các bình nhỏ để bán cho khách hàng mà không có giấy tờ chứng từ liên quan đến nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Trên 120 bình khí N2O đều không có tài liệu chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Chủ cơ sở, Đ.T.K, sinh năm 1991 và trú tại huyện Thanh Trì, đã thừa nhận rằng các bình khí này được thu mua thông qua các giao dịch trên mạng xã hội. Với mỗi bình, các đối tượng sẽ thu về lợi nhuận dao động từ 100 đến 150.000 đồng.

Loại bình khí N2O mới, lần đầu được phát hiện tại Hà Nội

Đáng chú ý, trong quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng còn phát hiện một số bình khí N2O mới, mà lần đầu tiên xuất hiện tại Hà Nội. Chúng không giống với các bình khí cười thông thường, mà thay vào đó chúng nhỏ gọn và dễ dàng vận chuyển. Mặc dù đến lúc bị kiểm tra và thu giữ, nhóm này chỉ nhập về một số lượng nhỏ của loại bình mới này, nhưng đã bán hết ra thị trường. Điều này cho thấy sức hấp dẫn của loại bình khí N2O mới này đối với các người buôn bán và người tiêu dùng.

Đội Quản lý thị trường số 17 đã tạm giữ toàn bộ số hàng hóa để tiếp tục xác minh và xử lý theo quy định của pháp luật.

Hòa Bình: Phát hiện và thu giữ 42 bình khí cười tại quán Karaoke ở Hòa Bình

Lực lượng chức năng ở thành phố Hòa Bình đã phát hiện và thu giữ 42 bình khí cười cùng một số quả bóng chứa khí cười tại một quán karaoke ở phường Quỳnh Lâm. Người chủ của quán, Nguyễn Xuân Hà, đã khai nhận rằng hàng hóa này được mua trên mạng xã hội và sau đó tập kết tại địa điểm kinh doanh của ông để bán cho những người có nhu cầu. Tuy nhiên, ông không thể xuất trình được chứng từ chứng minh nguồn gốc của hàng hóa này.

Số bình khí cười bị lực lượng chức năng thu giữ tại địa điểm kinh doanh karaoke có địa chỉ ở tổ 7 phường Quỳnh Lâm (TP Hòa Bình).

Lực lượng chức năng đã lập biên bản vi phạm và tạm giữ toàn bộ số bình khí cười. Họ đang tiếp tục điều tra để làm rõ hành vi vi phạm này và xử lý theo quy định của pháp luật.

Việc thu giữ khí cười như vậy có thể liên quan đến việc kiểm soát và ngăn chặn sử dụng các loại chất gây nghiện hoặc nguy hiểm cho sức khỏe tại các cơ sở giải trí và kinh doanh.

Dương Còi: ma tóe thì xuất trình làm sao dc hóa đơn chứng từ chứ 🙂)
Thúy Vy: có bảo kê hay sao mà liều thế nhỉ
Nẵng Vỡ Mơ Tan: Cuộc sống thiếu niềm vui đến thế nào mà tới nỗi các anh chị phải tìm đến bộ môn bóng cười này nhể, hay hò chỗ nào?

Tây Ninh: Tăng cường kiểm tra và xử lý hàng hóa vi phạm

Đội Quản lý thị trường số 1, Cục Quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh đã thực hiện nhiều biện pháp để tăng cường công tác kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh thuốc lá giả và thuốc lá điếu nhập lậu trên địa bàn quản lý.

Theo hướng dẫn từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh, Đội QLTT số 1 đã thực hiện Công văn số 1514/CQLTT-NVTH ngày 15/11/2022 về việc tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại đối với hàng hóa như thuốc lá điếu và đường cát. Đồng thời, áp dụng Quyết định số 269/QĐ-CQLTT ngày 28/02/2023 của Cục QLTT Tây Ninh để triển khai Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả và hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ cũng như hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ năm 2023.

enter image description here

Đội QLTT số 1 đã phân công công chức tham gia tăng cường công tác quản lý địa bàn, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu và hàng thuốc lá điếu nhập lậu.

enter image description here

Kết quả là vào ngày 04/07/2023, Đội QLTT số 1 phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu công an tỉnh Tây Ninh đã tiến hành kiểm tra đột xuất tại 02 hộ kinh doanh và đã phát hiện tổng cộng 311 gói thuốc lá điếu nhập lậu và 109 gói thuốc lá giả mạo nhãn hiệu. Hành vi vi phạm đã được lập biên bản và hồ sơ đã được chuyển lên Cục Quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh để xử lý theo thẩm quyền.

Ngày 17/7/2023, Cục QLTT tỉnh Tây Ninh đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 02 hộ kinh doanh trên với số tiền phạt là 39,3 triệu đồng và yêu cầu tiêu hủy toàn bộ số hàng thuốc lá giả và thuốc lá nhập lậu nói trên. Cho đến ngày 10/8/2023, 02 hộ kinh doanh đã thực hiện nộp phạt theo quy định.

Hà Nội: Bắt đối tượng vận chuyển 2 bánh heroin

Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế - ma túy, Công an huyện Ba Vì, Hà Nội vừa phối hợp với Đội CSGT - TT chặn giữ xe ô tô do Phùng Văn Bình, SN 1965, trú tại xã Thụy An, huyện Ba Vì chở theo 2 bánh heroin.

Trước đó, khoảng 14h ngày 16-7, Phùng Văn Bình đang ở nhà thì nhận được điện thoại của một người đàn ông quen biết từ trước, nhưng không rõ nhân thân lai lịch. Người này nhờ Bình “cầm hộ” 2 bánh heroin và hẹn gặp ở thôn Lễ Khê, xã Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây, Hà Nội để đưa “hàng”. Bình giao hẹn, nếu trót lọt sẽ nhận 10 triệu đồng tiền công.

enter image description here Đối tượng Phùng Văn Bình bị bắt cùng 2 bánh heroin

Thỏa thuận xong xuôi, Phùng Văn Bình điều khiển ô tô nhãn hiệu Toyota Vios màu đen, BKS: 30E-157.77 đi từ nhà đến đoạn đường tỉnh lộ 88 cũ, thuộc thôn Lễ Khê. Khoảng 10 phút sau, người đàn ông đi xe ô tô màu đen đỗ phía sau ô tô của Bình và thả vào trong xe 1 túi nilon, bên trong có 2 bánh heroin rồi lên xe quay đi luôn. Người này yêu cầu Bình mang “hàng” đến ngã ba Đồng Bảng, xã Đồng Thái, huyện Ba Vì giao rồi nhận tiền.

Thời điểm này, trinh sát theo dõi nắm được thông tin đã báo cáo Ban chỉ huy Công an huyện Ba Vì. Đơn vị đã giao Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế - ma túy phối hợp với Đội CSGT - TT tổ chức đón lõng, kiểm tra.

Khi xe của Phùng Văn Bình đi đến khu vực đường liên xã Đồng Thái - Phú Châu, Đội CSGT - TT đã yêu cầu dừng xe kiểm tra hành chính. Lực lượng Công an đã phát hiện, thu giữ 2 bánh heroin được Bình để trong hộp đựng đồ phía trước ghế phụ của xe ô tô. Tổ công tác đã lập biên bản, đưa người, phương tiện và tang vật về trụ sở để điều tra, làm rõ.

Hậu Giang: Tiêu hủy thuốc lá điếu nhập lậu và tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu giá trị trên 1,6 tỷ đồng

Sáng ngày 13/6/2023, Hội đồng tiêu hủy - Cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang tiến hành tiêu hủy thuốc lá điếu nhập lậu và hàng hóa là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu trong 06 tháng cuối năm 2022 đã được phê duyệt phương án xử lý và được sự thống nhất hình thức xử lý tiêu hủy của các cơ quan, ngành có liên quan.

enter image description here

Tang vật tiêu hủy gồm 3.465 bao thuốc lá điếu nhập lậu và hàng hóa là mỹ phẩm, hàng tiêu dùng, thời trang, điện gia dụng, phụ kiện điện thoại, đồ chơi trẻ em, chế phẩm diệt côn trùng,.... Toàn bộ là hàng hóa nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ không được lưu thông trên thị trường và không đảm bảo an toàn cho người sử dụng, tổng trị giá hàng hóa hơn 1,6 tỷ đồng.

enter image description here
enter image description here

Việc tiêu hủy được thực hiện công khai dưới sự giám sát của hội đồng tiêu hủy gồm các thành viên là các sở, ngành, lực lượng chức năng có liên quan và Báo Hậu Giang, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Hậu Giang tham dự và đưa tin. Việc tiêu hủy được tiến hành đúng quy trình, thủ tục, công khai góp phần nâng cao công tác tuyên truyền, răn đe đối với người vi phạm nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh chân chính và quyền lợi của người tiêu dùng.

Tất cả hàng hóa đều được tiêu hủy bằng hình thức phù hợp, bảo đảm an toàn và hàng hóa sau khi tiêu hủy không còn giá trị sử dụng./.