Đăng nhập

Hải Phòng: Bắt giữ các vụ vận chuyển hàng hóa trái phép

Mới đây, qua công tác nắm tình hình và bằng các biện pháp nghiệp vụ, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố Hải Phòng phát hiện một nhóm đối tượng nghi vấn lợi dụng việc trung chuyển hàng hóa giữa các cảng trong nước để vận chuyển trái phép hàng hóa đã qua sử dụng có nguồn gốc nước ngoài từ địa bàn các tỉnh phía Nam về Hải Phòng tiêu thụ.

Tang vật vụ vi phạm bị BĐBP thành phố Hải Phòng bắt giữ.

Trong các ngày 23/12 và 27/12/2023, tại bãi Container chi nhánh cảng Chùa Vẽ thuộc Công ty cổ phần cảng Hải Phòng và bãi Container Tân Cảng 128 Hải Phòng, Bộ Chỉ huy BĐBP thành phố đã chỉ đạo các lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra đột xuất 2 container có biểu hiện nghi vấn, được vận chuyển từ các cảng phía Nam về cảng Hải Phòng, do ông Nguyễn Xuân Kỳ (sinh năm 1992, trú tại phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng) là người đại diện nhận hàng.

Tang vật bị lực lượng Bộ đội Biên phòng thành phố Hải Phòng bắt giữ. 

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện số lượng lớn các hàng hóa đã qua sử dụng có nguồn gốc từ nước ngoài, gồm: 141 chiếc quạt các loại, 9 tủ lạnh, 12 máy điều hòa, 5 máy giặt, 125 nồi cơm điện, 4 máy rửa bát, 37 máy hút ẩm, 12 bếp từ, 70 loa âm thanh các loại, 40 âm ly, 37 đồng hồ các loại. Trị giá hàng hóa ước tính khoảng 1 tỷ đồng.

Tại thời điểm kiểm tra, chủ hàng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, tính hợp pháp của số hàng hóa nêu trên.

Bộ Chỉ huy BĐBP thành phố Hải Phòng tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng và các tổ chức, cá nhân có liên quan tiến hành điều tra, xác minh, xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật.

Bắt đối tượng tàng trữ trái phép chất ma tuý

Sáng 19/12, Công an TP.Vũng Tàu cho biết, đơn vị đang tiếp tục điều tra vụ tàng trữ trái phép chất ma tuý xảy ra trên địa bàn.

Tang vật cơ quan chức năng thu giữ khi khám xét nơi ở của Nguyễn Thanh Tùng.

Trước đó, 9 giờ sáng 18/12, tại 1 căn nhà trong hẻm 105 Lê Lợi, phường Thắng Nhì (TP.Vũng Tàu), lực lượng Công an phường Thắng Nhì phối hợp Bộ Tư lệnh vùng Cảnh sát biển 3 bắt quả tang Nguyễn Thanh Tùng (SN 1993, trú tại phường 4, TP.Vũng Tàu) đang có hành vi tàng trữ trái phép chất ma tuý. Khám xét trong phòng ngủ của Tùng lực lượng chức năng thu giữ 4 gói ma tuý đá.

 

Kiên Giang: Biên phòng tịch thu 600kg hải sản bị cấm khai thác

Các lực lượng chức năng đã tịch thu 600kg sò và lụa (bị cấm khai thác) và tổ chức thả số hải sản này về biển ở khu vực Hòn Chông, huyện Kiên Lương (Kiên Giang).

Ngày 10.12, Đồn biên phòng cửa khẩu cảng Hòn Chông (huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang) cho biết, đơn vị vừa thả về biển 600kg sò và lụa tịch thu được.

Các lực lượng thả số hải sản tịch thu được về biển. 

Cụ thể, thực hiện kế hoạch phối hợp tuần trả xử lý các hoạt động khai thác thủy hải sản trái phép của Bộ chỉ huy Đồn biên phòng Kiên Giang, Đồn biên phòng cửa khẩu cảng Hòn Chông đã phối hợp với phòng kinh tế huyện Kiên Lương (chủ trì😉 và lực lượng kiểm ngư tuần tra kiểm soát trên các vùng biển quản lý. Qua đó đã phát hiện bắt giữ 1 phương tiện của Trần Văn Dự (SN 1977) thường trú xã Bình An, huyện Kiên Lương đã đánh bắt 600kg sò và lụa hiện đang cấm khai thác.

Các lực lượng đã tổ chức thả số hải sản này về biển, đồng thời đưa người và phương tiện về Phòng kinh tế xử lý theo quy định.

Trước đó, ngày 30.6, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết, bắt đầu từ ngày 1.7.2023, ngưng khai thác nghêu lụa, sò lông, sò huyết, hến đến hết năm 2023. Hoạt động này nhằm tái tạo, phục hồi nguồn lợi thủy sản trước tình hình một số phương tiện đã có hành vi khai thác tận diệt.

Theo đó, cấm tất cả tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12m không được phép khai thác nghêu lụa, sò lông, sò huyết, hến tại vùng ven bờ biển Kiên Giang từ ngày 1.7 đến 31.12.2023. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuỷ sản không được thu gom, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh nhuyễn thể 2 mảnh vỏ được khai thác trong thời gian cấm.

Cảnh báo mạo danh cán bộ, phóng viên của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Văn phòng Thường trực BCĐ 389 quốc gia

Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia vừa có văn bản số 219/CV-VPTT gửi Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương cảnh báo về tình trạng xuất hiện cá nhân, tổ chức tự giới thiệu là cán bộ, phóng viên của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia khi đến liên hệ làm việc.

Trong văn bản, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia nêu rõ, thời gian vừa qua, theo phản ánh của một số cơ quan, lực lượng chức năng về việc xuất hiện cá nhân, tổ chức tự giới thiệu là cán bộ, phóng viên của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia khi đến liên hệ làm việc. Để tránh gây nhầm lẫn, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia thông tin cụ thể như sau:

 Hiện nay, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chính thức có 02 ấn phẩm báo chí gồm: Trang thông tin điện tử của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia (www.bcd389.gov.vn) và Bản tin chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (xuất bản định kỳ hàng quý😉. Đồng thời. phối hợp với 03 đơn vị thuộc thành viên của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia gồm: Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức chương trình “Chống buôn lậu, hàng giả- bảo vệ người tiêu dùng” phát trên VTV1, chương trình “Đường dây nóng 389” phát trên Truyền hình Thông tấn, chương trình tin tức phát trên VOV1.

Đối với các đơn vị báo chí thực hiện tuyên truyền theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia khi đến làm việc với các bộ, ngành, địa phương và lực lượng chức năng đều có giấy giới thiệu công tác của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia hoặc Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia. Do vậy, các trường hợp tự giới thiệu là cán bộ, phóng viên của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia mà không xuất trình giấy giới thiệu của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia hoặc Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia là mạo danh.

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đề nghị Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương thông tin rộng rãi đến cơ quan, lực lượng chức năng trực thuộc biết, phối hợp công tác đúng quy định.

TP.HCM: Tạm giữ gần 8.000 sản phẩm hàng hóa là quần, áo thời trang có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam

Lực lượng QLTT TP.HCM vừa tiến hành tạm giữ gần 8.000 sản phẩm hàng hóa là quần, áo thời trang các loại do nước ngoài sản xuất, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Sau thời gian giám sát, ngày 01/11/2023, Đội Quản lý thị trường số 2, Cục Quản lý thị trường TP.HCM bất ngờ kiểm tra đồng loạt 02 điểm chứa trữ, kinh doanh hàng hóa không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trên địa bàn Quận Gò Vấp. Qua kiểm tra, phát hiện 7.708 đơn vị sản phẩm là quần, áo thời trang các loại do nước ngoài sản xuất, không rõ nguồn gốc xuất xứ; không có hóa đơn, chứng từ; có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam. Tổng trị giá 253.040.000 đồng, cụ thể:

Tại điểm kinh doanh, chứa trữ hàng hóa trên đường Quang Trung, Phường 10, quận Gò Vấp, TP.HCM, Đoàn kiểm tra phát hiện 1.594 cái áo thun nữ mang nhãn hiệu của ZARA không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu. Trị giá hàng hóa theo giá niêm yết là 87.670.000 đồng.

Cũng trên đường Quang Trung, Phường 10, quận Gò Vấp, tại diểm kinh doanh, chứa trữ hàng hóa khác do, Đoàn kiểm tra phát hiện 6.114 đơn vị sản phẩm là quần, áo, vớ do nước ngoài sản xuất và không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn, chứng từ, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam: POLO RALPH LAUREN, PULL&BEAR, ZARA, TOMMY HILFIGER, LACOSTE. Trị giá hàng hóa theo giá niêm yết là 165.370.000 đồng.

Đội Quản lý thị trường số 2 đã tiến hành tạm giữ toàn bộ hàng hóa nêu trên để xử lý theo quy định.

Phú Thọ: Khởi tố 129 người liên quan đến hàng lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Trong 9 tháng đầu năm, các cơ quan chức năng của tỉnh Phú Thọ đã phát hiện, xử lý 1.275 vụ liên quan đến hàng lậu, gian lận thương mại và hàng giả, khởi tố 20 vụ/129 bị can, thu nộp ngân sách nhà nước gần 47 tỷ đồng.

Trong buổi làm việc với Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Cục Nghiệp vụ QLTT, Cục Cảnh sát kinh tế, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Bộ Công an, Tổng cục Hải quan, ông Hà Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục QLTT Phú Thọ cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2023, các ngành, lực lượng chức năng đã chủ động, quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, chuyên đề của Chính phủ, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, Ban chỉ đạo 389 tỉnh về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Ngày 25/9, Đội QLTT số 8 (Cục QLTT Phú Thọ) kiểm tra hoạt động kinh doanh tại huyện Phù Ninh. Ảnh: Đội QLTT số 8.

Nhờ đó, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Phú Thọ không phát sinh điểm nóng; kịp thời phát hiện, xử lý nhiều vụ án, vụ việc, đường dây nóng, đối tượng vi phạm, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bình ổn thị trường, thúc đẩy phát triển kinh tế. Công tác thông tin, tuyên truyền chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cũng được chú trọng.

Tuy nhiên, theo ông Bình, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vẫn còn tồn tại vi phạm ở một số cơ sở kinh doanh quy mô nhỏ. Hoạt động kinh doanh trên nền tảng, ứng dụng mạng xã hội, sàn giao dịch thương mại điện tử hoạt động ngày càng tinh vi, phức tạp.

Cụ thể, 9 tháng đầu năm, các cơ quan chức năng đã phát hiện, xử lý 1.275 vụ, khởi tố 20 vụ/129 bị can, số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước gần 47 tỷ đồng.

Nguyễn Thu Hà: Thi nhau buôn lậu

Gia Lai: Bắt giữ 7 đối tượng liên quan đến mua bán và tàng trữ vũ khí quân dụng trái phép

Công an tỉnh Gia Lai đã triệt phá thành công đường dây mua bán và tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, dẫn đến bắt giữ 7 đối tượng và thu giữ nhiều khẩu súng, viên đạn và linh kiện chế tạo súng. Sự thành công này là kết quả của nỗ lực và hợp tác giữa các cơ quan chức năng.

Trước đó, vào cuối tháng 3/2023, Công an TP Pleiku phát hiện ba đối tượng gồm: Trần Quốc Khương, Nguyễn Luật và Nguyễn Thành Duy sử dụng, tàng trữ súng săn bắn. Cụ thể, các đối tượng đã dùng súng để săn bắn rồi cất giấu tại chòi rẫy.

Tang vật của vụ án (ảnh Công an tỉnh Gia Lai)

Trong quá trình điều tra, Trần Quốc Khương đã thú nhận rằng anh ta đã mua súng trên mạng xã hội để thỏa mãn sở thích săn bắn thú rừng. Khương đã thỏa thuận mua 1 khẩu súng thể thao và 16 viên đạn với giá 13 triệu đồng. Công an tỉnh Gia Lai đã xác định được người bán vũ khí cho Khương là Nguyễn Văn Vũ (SN 1993) đến từ Hà Nội.

Đối tượng Nguyễn Văn Vũ người bán vũ khí cho Khương (ảnh Công an tỉnh Gia Lai)

Ngay sau đó, Công an tỉnh Gia Lai đã phối hợp với Công an TP Hà Nội và Cục An ninh điều tra (Bộ Công an) để bắt giữ khẩn cấp Nguyễn Văn Vũ tại nhà riêng. Trong quá trình khám xét nhà của Vũ, lực lượng chức năng đã thu giữ 4 khẩu súng bắn đạn thể thao, 290 viên đạn, 11kg đạn chì và hàng trăm linh kiện chế tạo súng.

Dựa trên thông tin từ Vũ, Công an đã bắt giữ thêm 3 đối tượng khác đến từ Hà Nội và thu giữ một số lượng lớn linh kiện chế tạo súng. Sự thành công trong việc triệt phá đường dây này là một ví dụ về sự hợp tác giữa các cơ quan chức năng để ngăn chặn hoạt động mua bán và tàng trữ vũ khí quân dụng trái phép.

Nguyễn Trần Gia Hân: nhìn mặt đã thấy đầy sát khí rồi
Phi Phụng: Không biết là họ chế tạo súng nhằm mục đích gì nữa ??
Mèo Méo Meo: chắc ông anh này lại là xã hội thâm , xã hội đen gì đó

PHÁT HIỆN ĐIỂM KINH DOANH KHÍ N2O TRÁI PHÉP NẰM SÂU TRONG NGÕ NHỎ TẠI HÀ NỘI

Đội Quản lý thị trường số 17 phối hợp với Công an thành phố Hà Nội vừa phát hiện một điểm kinh doanh khí N2O trái phép tại ngõ nhỏ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát hàng hóa trên địa bàn.

Trong bối cảnh nỗ lực chặt chẽ kiểm soát thị trường và đảm bảo an ninh trật tự, Đội Quản lý thị trường số 17 (QLTT Hà Nội) đã phối hợp với Đội 7 - Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ, Công an thành phố Hà Nội, tiến hành kiểm tra một cơ sở kinh doanh khí N2O tại địa chỉ số 16, ngõ 316 Đê La Thành, phường Thổ Quan, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.

Theo thông tin từ Đội QLTT số 17, tại thời điểm kiểm tra, cơ sở kinh doanh này đang trưng bày bán không dưới 68 bình chứa khí N2O không có nhãn mác, với loại bình có dung tích 10kg. Tổng khối lượng khí N2O trong 68 bình đạt 140kg. Điều đáng chú ý là, toàn bộ số bình khí N2O này không có thông tin nhãn mác về nhà sản xuất cũng như nơi sản xuất. Chủ cơ sở kinh doanh cũng không thể xuất trình được hoá đơn hay chứng từ liên quan đến nguồn gốc hàng hóa.

Tổng trị giá của số hàng hóa này được ước tính khoảng 18.900.000 đồng. Dựa trên những phát hiện không rõ nguồn gốc, không có thông tin nhãn mác cũng như chứng từ hợp pháp, Đội QLTT số 17 đã quyết định tạm giữ toàn bộ số bình khí N2O này để tiến hành các bước xác minh, làm rõ nguồn gốc và xử lý theo quy định của pháp luật.

Phát hiện điểm kinh doanh khí N2O trái phép tại ngõ nhỏ tại Hà Nội là một ví dụ rõ ràng về sự quan tâm và tập trung của các cơ quan chức năng trong việc kiểm soát thị trường, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và ngăn chặn các hoạt động kinh doanh vi phạm pháp luật. Đây cũng là cơ hội để cơ quan chức năng tiếp tục tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát trên địa bàn, bảo vệ môi trường và an ninh xã hội.

Thiết Mộc Lan: Đội QLTT số 17 đợt này khét thật trong năm toàn bắt khí cười nào thì toàn vụ to đùng
Mr Bin: Giá trị hàng có 18.900.000 mà bán ra cho dân chơi thì phải gấp 3 4 lần luôn

Phát Hiện Vụ Vận Chuyển Ngoại Tệ Trái Phép: Tạm Giữ Hơn 400.000 USD

Công an tỉnh Quảng Trị vừa tiến hành phát hiện và tạm giữ một khoản tiền ngoại tệ trái phép lên đến hơn 400.000 USD (khoảng 10 tỉ đồng) trong hành lý của một hành khách nữ.

enter image description here
Số ngoại tệ được phát hiện trong hành lý của bà Loan. Ảnh: CA cung cấp

Vào tối ngày 10 tháng 8, thông tin từ Công an tỉnh Quảng Trị đã xác nhận việc phát hiện một vụ vận chuyển ngoại tệ trái phép đầy đáng ngạc nhiên. Sự việc diễn ra tại Km783 Quốc lộ 1A, trong đoạn qua xã Hải Trường, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.

Theo thông tin cung cấp, lúc 17h10 ngày 8 tháng 8, Trạm Cảnh sát Giao thông Hải Lăng cùng với Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh Quảng Trị đã hợp tác thực hiện cuộc kiểm tra trên chiếc ôtô mang biển số 75B-011.17. Chiếc xe này đang trên đường từ Huế hướng về Đông Hà (Quảng Trị). Người lái xe được xác định là Trần Văn H, 44 tuổi, trú tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

enter image description here
Số ngoại tệ được phát hiện. Ảnh: CA cung cấp

Khi tiến hành kiểm tra chiếc xe, sự ngạc nhiên đã xuất hiện khi phát hiện trong hành lý của hành khách Nguyễn Thị Loan, 52 tuổi và trú tại Tây Chín, thị trấn Lao Bảo, một số tiền lớn đạt 426.000 USD, tương đương khoảng 10 tỉ đồng Việt Nam. Điều đáng chú ý là tại thời điểm này, bà Loan chưa thể chứng minh nguồn gốc hợp pháp của số ngoại tệ này.

Hiện tại, vụ việc đang được Công an tỉnh Quảng Trị tiến hành điều tra, nhằm làm rõ nguồn gốc và mục đích của việc vận chuyển ngoại tệ trái phép này. Việc phát hiện và tạm giữ số tiền ngoại tệ lớn này đang đánh dấu một nỗ lực quyết liệt của cơ quan chức năng trong việc ngăn chặn các hoạt động gian lận ngoại tệ và bảo vệ sự ổn định của thị trường tài chính.

Quảng Bình: Bắt đối tượng vận chuyển hơn 300 viên ma túy tổng hợp

Ngày 4/8, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh cho biết, lực lượng Phòng, chống ma túy và tội phạm (PCMT và TP) BĐBP tỉnh phối hợp với Đồn Biên phòng Lý Hòa phát hiện, bắt 1 đối tượng, thu giữ 304 viên ma túy tổng hợp.

Cụ thể, qua công tác nắm tình hình và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng PCMT và TP BĐBP tỉnh phát hiện đường dây mua bán, vận chuyển trái phép ma túy từ tỉnh Quảng Trị ra khu vực biên giới biển (thuộc TP. Đồng Hới, huyện Bố Trạch, TX. Ba Đồn) để tiêu thụ. Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã chỉ đạo lực lượng PCMT và TP phối hợp với Đồn Biên phòng Lý Hòa tổ chức tuần tra, kiểm soát để bắt giữ đối tượng.

enter image description hereCán bộ nữ BĐBP tỉnh vận động đối tượng Nguyễn Thị Huế thành khẩn khai báo nguồn cung cấp ma túy và các đối tượng liên quan.

Lúc 13 giờ 45 phút ngày 3/8, tại khu vực km số 638+417, Quốc lộ 1 (thuộc thôn Tân Lý, xã Hải Phú, Bố Trạch) lực lượng làm nhiệm vụ đã phát hiện, bắt giữ đối tượng Nguyễn Thị Huế (SN. 1975, trú tại thôn Tân Hiệp, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) đi xe khách Trung Tín từ tỉnh Quảng Trị ra cùng tang vật 304 viên ma túy tổng hợp.

Hiện, vụ việc đang được Bộ Chỉ huy BĐBP hoàn chỉnh hồ sơ ban đầu để xử lý theo quy định của pháp luật.