TP Hồ Chí Minh: Tạm giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu
Ngày 28-12, Cục Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh thông tin, các đơn vị vừa phối hợp Đội 6, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra 6 cơ sở kinh doanh, điểm chứa trữ hàng hóa, tạm giữ 89.651 đơn vị sản phẩm hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu trị giá hơn 1, 6 tỷ đồng.
Cụ thể, kiểm tra tại hộ kinh doanh trên địa bàn phường 16, quận 8, đoàn kiểm tra phát hiện 23.276 đơn vị sản phẩm là thực phẩm, mỹ phẩm ngoại nhập các loại, không có hóa đơn chứng từ trị giá hơn 700 triệu đồng.
Các đơn vị kiểm tra các hộ kinh danh, điểm hàng hóa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Tại phường 5, quận 11, kiểm tra điểm chứa trữ, kinh doanh hàng hóa, đoàn kiểm tra phát hiện 1.906 bộ nhông sên dĩa, bố thắng hiệu NPC, xuất xứ Thái Lan, không có hóa đơn chứng từ trị giá gần 98 triệu đồng.
Kiểm tra hộ kinh doanh trên địa bàn phường 2, quận 5, đoàn kiểm tra phát hiện 218 đơn vị sản phẩm là giày, dép có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu Louis Vuitton, Hermes, Gucci không có hóa đơn chứng từ hợp pháp chứng minh nguồn gốc hàng hóa, trị giá hơn 83 triệu đồng.
Lực lượng chức năng kiểm tra hàng hóa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Cũng trên địa bàn quận 5, kiểm tra hộ kinh doanh tại phường 8, đoàn kiểm tra phát hiện 200 đơn vị sản phẩm là giày, dép, túi xách có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Louis Vuiton, Gucci không có hóa đơn chứng từ hợp pháp chứng minh nguồn gốc hàng hóa, trị giá trên 95 triệu đồng.
Kiểm tra trên địa bàn phường 10, quận 6, tại điểm chứa trữ, kinh doanh hàng hóa, đoàn kiểm tra phát hiện 40.435 đơn vị sản phẩm là dụng cụ, phụ kiện làm móng tay, móng chân không rõ xuất xứ, trị giá hơn 421 triệu đồng.
Kiểm tra một hộ kinh doanh khác trên cùng địa bàn, đoàn kiểm tra phát hiện 23.616 đơn vị sản phẩm mỹ phẩm các loại không ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng; không rõ xuất xứ trị giá hơn 270 triệu đồng.
An Giang Rúng Động với Vụ Bắt Bẻ Vận Chuyển Hàng Ngàn Quả Pháo Nổ
Lực lượng Công an tỉnh An Giang đã phối hợp chặt chẽ triển khai chiến dịch bắt quả tang đối tượng vận chuyển hơn 4.200 quả pháo nổ đến TP Long Xuyên với mục đích buôn bán trái phép. Sự việc diễn ra vào sáng ngày 25.12, khi Công an TP Long Xuyên đã nhanh chóng ứng cứu và bắt giữ Nguyễn Văn Thuận, đối tượng chủ mưu vụ án, tại khu vực khóm Bình Khánh 3.
Trong lúc tuần tra đảm bảo an ninh trật tự, đội công tác đã phát hiện xe môtô do Thuận điều khiển nghi vấn, và sau cuộc kiểm tra, phát hiện 3.306 quả pháo nổ đã được giấu kín trong 02 ba lô trên xe. Thuận khai nhận rằng anh ta đang trên đường đến TP Long Xuyên để bán pháo và kiếm lời. Tuy nhiên, kịp thời đội công tác đã ngăn chặn kế hoạch phi pháp của đối tượng.
Khám xét nơi ở của Thuận, Công an tiếp tục thu giữ thêm 950 quả pháo, làm nổi bật quy mô lớn và nguy hiểm của vụ án. Tổ công tác đã lập biên bản tạm giữ tang vật và phương tiện để tiếp tục điều tra, xác minh, nhằm đưa ra ánh sáng đầy đủ về đường dây buôn bán pháo nổ trái phép này. Hành vi của đối tượng không chỉ đe dọa an toàn cộng đồng mà còn là một cảnh báo nghiêm trọng về việc kiểm soát chặt chẽ các hoạt động buôn bán vũ khí nguy hiểm trong khu vực.
Bắt quả tang 2 vụ vận chuyển, buôn bán thuốc lá, xì gà nhập lậu tại TP. Hồ Chí Minh
Đội Cảnh sát kinh tế, Công an quận Tân Bình vừa phát hiện và bắt quả tang 2 đường dây vận chuyển, tàng trữ và mua bán hơn 3.000 gói thuốc lá, xì gà nhập lậu.
Theo thông tin từ Công an TP. Hồ Chí Minh, khoảng 6 giờ ngày 15/12, các trinh sát của Đội Cảnh sát kinh tế, Công an quận Tân Bình phối hợp cùng công an phường 4 đã bất ngờ kiểm tra xe ô tô mang kiểm kiểm soát 51G-735.64 do Lưu Minh Cảnh (sinh năm 1991, trú tại Long An) điều khiển tại hẻm 70 Hiệp Nhất, phường 4.
Tang vật của vụ việc
Khi phát hiện thấy có lực lượng chức năng, người này tìm cách cho xe nổ máy, rời khỏi hiện trường. Tuy nhiên, các trinh sát đã kịp thời chặn đứng hướng tẩu thoát của đối tượng.
Qua kiểm tra nhanh, công an phát hiện có hơn 1.000 ngàn bao thuốc lá hiệu “555 EXPRESS”, loại 20 điếu/bao do nước ngoài sản xuất. Người này không xuất trình được bất kỳ giấy tờ, hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc của 1.000 gói thuốc ngoại hiệu “555” này.
Đội Cảnh sát kinh tế, Công an quận Tân Bình đã di lý người và tang vật về trụ sở để tiếp tục xác minh và làm rõ.
Khoảng 11 giờ cùng ngày, Đội Cảnh sát kinh tế tiếp tục phối hợp cùng Công an phường 4 tiến hành kiểm tra hành chính tại địa chỉ 33/15 Trường Sơn, phường 4.
Thời điểm lực lượng chức năng có mặt tại địa chỉ trên, phát hiện ông Huỳnh Văn Quí (sinh năm 1983, quê tại tỉnh Bến Tre) đang thực hiện hành vi buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu. Qua kiểm tra bên trong căn nhà, lực lượng chức năng thu giữ 1.395 bao thuốc lá các loại, loại 20 điếu/bao, hiệu 555, ZEST, RASSON...; 134 bao xì gà loại 5 điếu/bao.
Tất cả số hàng hóa trên, ông Quí đều không có bất kỳ giấy tờ nào chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Cả người và tang vật ngay sau đó được di lý về trụ sở Công an quận Tân Bình để tiếp tục xác minh, làm rõ.
Kiên Giang: Phát hiện 280 bao thuốc lá giả mạo nhãn hiệu SAIGON SILVER
Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Kiên Giang đã phát hiện và kiểm tra 02 cơ sở kinh doanh tạp hóa tại đường Ngô Văn Sở, phường An Hoà, thành phố Rạch Giá và ấp Minh Kiên, xã Minh Thuận, huyện U Minh Thượng đang bày bán hàng hóa là thuốc lá điếu có dấu hiệu giả nhãn hiệu SAIGON SILVER với số lượng 280 bao.
Qua đó, ngày 29/11/2023 và ngày 05/12/2023 Đội QLTT số 1 đã phát hiện và kiểm tra 02 cơ sở kinh doanh tạp hóa tại đường Ngô Văn Sở, phường An Hoà, thành phố Rạch Giá và ấp Minh Kiên, xã Minh Thuận, huyện U Minh Thượng đang bày bán hàng hóa là thuốc lá điếu có dấu hiệu giả nhãn hiệu SAIGON SILVER với số lượng 280 bao (loại 20 điếu/bao). Đoàn kiểm tra đã tạm giữ toàn bộ số hàng hóa nêu trên để tiếp tục thẩm tra, xác minh làm rõ.
Ngày 06/12/2023, Đội QLTT số 1 mời Công ty TNHH MTV Thuốc lá Sài Gòn là chủ thể quyền của nhãn hiệu thuốc lá Sài Gòn cử đại diện đến phối hợp làm việc với Đội QLTT số 1 để tiến hành xác định trực tiếp trên sản phẩm. Qua xem xét, đại diện Công ty Thuốc lá Sài Gòn bước đầu xác định toàn bộ 280 bao thuốc lá nhãn hiệu SAIGON SILVER là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu của Công ty. Đội QLTT số 1 đang tiếp tục làm rõ các vấn đề liên quan để xử lý theo quy định pháp luật.
Qua vụ việc nêu trên, Cục Quản lý thị trường Kiên Giang khuyến cáo người tiêu dùng khi lựa chọn hàng hóa cần phải xem kỹ thông tin ghi trên nhãn hàng hóa, có quyền yêu cầu người kinh doanh giải thích rõ thông tin trên nhãn hàng hoá - đây là quyền của người tiêu dùng được quy định tại Điều 8 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, để tránh mua và sử dụng sản phẩm giả gây tác hại cho bản thân.
Đối với các thương nhân kinh doanh mặt hàng thuốc lá cần thường xuyên tìm hiểu, cập nhật các quy định pháp luật cũng như cách nhận biết hàng thật, giả; tìm hiểu và hợp tác kinh doanh với những công ty có uy tín, hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ, có hóa đơn chứng từ hợp pháp, không mua những sản phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc trên thị trường để tránh việc tiếp tay tiêu thụ và cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm giả gây hại sức khỏe sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
Thanh Hóa Bắt giữ 2 chị em họ mua bán hơn 2kg ma túy các loại
Sau một thời gian theo dõi và lập án đấu tranh, mới đây Công an TP Thanh Hóa (Thanh Hóa) đã điều tra, làm rõ và bắt giữ 2 đối tượng: Nguyễn Thị Ngọc Trâm, sinh năm 2004, trú tại phường Đông Vệ và Nguyễn Hoài Nam, sinh năm 2000, trú tại phường Đông Thọ (TP Thanh Hoá😉 là chị em họ, mua bán ma túy với số lượng lớn.
Nguyễn Thị Ngọc Trâm và Nguyễn Hoài Nam cùng số ma túy thu được.
Trước đó, qua công tác nắm tình hình và bằng các biện pháp nghiệp vụ, Đội cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an TP Thanh Hóa phát hiện Nguyễn Thị Ngọc Trâm và Nguyễn Hoài Nam có biểu hiện hoạt động mua bán trái phép chất ma túy với số lượng lớn tại TP Thanh Hóa và các địa bàn lân cận. Hai đối tượng này đã câu kết mua ma túy, cất giấu tại nhiều địa điểm khác nhau, chỉ bán ma túy cho các đầu mối tiêu thụ lớn và có mối quan hệ quen biết sẵn...
Sau một thời gian theo dõi, triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, khoảng 12 giờ ngày 23-11, tại khu vực cây xăng cạnh công viên Bố Vệ, đường Âu Cơ, phường Đông Vệ, Công an TP Thanh Hóa bắt quả tang Trâm và Nam đang mang 50 viên hồng phiến đi tiêu thụ.
Tiến hành khám xét khẩn cấp nơi ở của Nguyễn Hoài Nam tại số nhà 16A/35 Lý Nhân Tông, phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa, Công an TP Thanh Hóa thu giữ 150 viên hồng phiến; 27 viên thuốc lắc; 1 túi ma túy đá.
Tiếp tục khám xét nơi làm việc của Nguyễn Hoài Nam tại một công ty ở Khu công nghiệp Tây Bắc Ga (TP Thanh Hóa), Công an tiếp tục thu giữ hơn 13.000 viên hồng phiến, 1.000 viên thuốc lắc, 3 túi ma túy đá. Tổng khối lượng tang vật thu giữ hơn 2kg ma túy các loại. Vụ việc đang được công an TP Thanh Hóa tiếp tục điều tra, mở rộng.
TP.HCM: Tăng cường kiểm tra xử lý về hàng hóa vi phạm trên địa bàn Quận Bình Thạnh
Tiếp tục thực hiện tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường trên địa bàn quận Bình Thạnh, trong tháng 10/2023, Đội QLTT số 17, Cục QLTT TP.HCM đã tập trung kiểm tra về hàng hóa nhập lậu, hàng không nguồn gốc xuất xứ. Đối với mặt hàng mỹ phẩm và thực phẩm là hai lĩnh vực quan trọng liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người nhưng thường được tổ chức, cá nhân kinh doanh mua trôi nổi trên thị trường, không có hóa đơn chứng từ, hàng hóa không có nhãn phụ bằng tiếng việt, không có công bố về sản phẩm mỹ phẩm cũng như hồ sơ thông tin về sản phẩm nguồn gốc, nơi sản xuất, không có hồ sơ công bố an toàn thực phẩm….
Kết quả thực hiện trong tháng 10/2023, đơn vị đã kiểm tra và xử lý 35 vụ vi phạm (tăng 125% so với cùng kỳ năm ngoái), xử phạt vi phạm hành chính thu nộp ngân sách với số tiền 377.250.000 đồng (tăng 239% so với cùng kỳ năm ngoái), tịch thu 6.249 đơn vị sản phẩm là thực phẩm, mỹ phẩm, quần áo, giầy dép, thức ăn cho thú cưng… ; thực hiện tiêu hủy 6.524 đơn vị sản phẩm hàng hóa vi phạm gồm các sản phẩm là thực phẩm, mỹ phẩm, quần áo, giầy dép, thức ăn cho thú cưng…, trị giá hàng hóa tiêu hủy 199.263.000 đồng. Một số vụ kiểm tra điển hình:
Hàng hóa vi phạm bị Đội QLTTL số 17 tạm giữ để xử lý
Vừa qua, vào ngày 09/11/2023, Đội Quản lý thị trường số 17 đã tiến hành kiểm tra đột tại cửa hàng kinh doanh bách hóa trên đường Vũ Tùng, phường 2, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây có chứa trữ, kinh doanh 360 kg đường cát (loại 12kg/bao), không có hóa đơn chứng từ, không có nhãn hàng hóa, không hiệu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không thể hiện ngày, tháng năm sản xuất và hạn sử dụng. Không đảm bảo an toàn sử dụng. Đội Quản lý thị trường số 17 đã tạm giữ toàn bộ số hàng hóa để xử lý theo quy định.
Hàng hóa vi phạm bị buộc tiêu hủy
Trước đó, vào 23/10/2023, đơn vị đã kiểm tra Hộ kinh doanh Đ trên đường Phan Văn Hân, Phường 19, quận Bình Thạnh phát hiện tại đây đang kinh doanh 150 đơn vị sản phẩm mỹ phẩm không có hóa đơn, chứng từ nên đã lập biên bản tạm giữ số hàng trên để xử lý theo quy định.
Ngày 16/10/2023, đơn vị đã kiểm tra Hộ kinh doanh D. trên đường D2, Phường 25, quận Bình Thạnh phát hiện tại đây đang kinh doanh 70 đơn vị sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas nên đã lập biên bản tạm giữ số hàng trên để xử lý theo quy định. Kết quả xử lý, xử phạt với số tiền 10.000.000 đồng và buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa vi phạm.
Hàng hóa vi phạm bị buộc tiêu hủy
Ngày 04/10/2023, đơn vị kiểm tra Hộ kinh doanh K.P.H trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 25, quận Bình Thạnh phát hiện tại đây đang kinh doanh 432 gói thức ăn chăn nuôi không có hóa đơn, chứng từ nên đã lập biên bản tạm giữ số hàng trên để xử lý theo quy định. Kết quả xử lý, xử phạt với số tiền 10.000.000 đồng và buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa vi phạm.
Để thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 trên địa bàn Quận Bình Thạnh, trong thời gian tới, Đội Quản lý thị trường số 17 sẽ tập trung tăng cường công tác quản lý địa bàn; chủ động và phối hợp các lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về đầu cơ găm hàng, niêm yết giá, thương mại điện tử, kinh doanh, vận chuyển, tàng trữ hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng… chú trọng các mặt hàng thiết yếu và mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng cao trong dịp cuối năm và dịp Tết Nguyên đán./.
Vĩnh Phúc: Xử phạt 35 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh phụ kiện điện thoại nhập lậu
Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 35 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Tiến Bằng, có địa chỉ tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, đồng thời áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu hàng hóa nhập lậu gồm 300 chiếc màn hình LCD Screen; 320 chiếc màn hình LCD & TOUCH Screen; 20.000 chiếc kính cường lực điện thoại GLASS; 2.000 chiếc kính màn hình GLASS; 300 hộp keo ép màn hình điện thoại SJ và buộc tiêu hủy hàng hóa không bảo đảm an toàn sử dụng, hàng hoá buộc tiêu hủy gồm: 300 chiếc Pin JUFUXING; 250 chiếc Pin BAQE.
Trước đó, ngày 13/10 Đội QLTT số 5 đã tiến hành kiểm tra đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Tiến Bằng, địa chỉ: xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Tại thời điểm kiểm tra cơ sở đang hoạt động kinh doanh, trưng bày bán hàng hóa gồm 300 chiếc màn hình LCD Screen; 320 chiếc màn hình LCD & TOUCH Screen; 300 chiếc Pin JUFUXING; 250 chiếc Pin BAQE; 20.000 chiếc kính cường lực điện thoại GLASS; 2.000 chiếc kính màn hình GLASS; 300 hộp keo ép màn hình điện thoại SJ có tổng trị giá hàng hóa hơn 91 triệu đồng, toàn bộ số hàng hóa trên do nước ngoài sản xuất, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, không có hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Đội Quản lý thị trường số 5 đã tạm giữ toàn bộ số hàng hóa vi phạm, sau khi hoàn thiện hồ sơ vụ việc đã trình Cục trưởng cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc xử lý theo quy định./.
Thu giữ hàng nghìn sản phẩm thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc
Công an tỉnh Hà Nam vừa thu giữ trên 108 nghìn sản phẩm thuốc lá điện tử; gần 1,2 tấn vỏ hộp thuốc lá điện tử, 24kg tem nhãn, 16kg dung môi tẩy rửa, và nhiều tang vật khác.
Ngày 28/10, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường tỉnh Hà Nam cho biết vừa phát hiện số lượng thuốc lá điện tử lớn nhất từ trước đến nay, với trên 108 nghìn sản phẩm thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Lực lượng chức năng kiểm tra số thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc xuất xứ của công ty TNHH khoa học kỹ thuật Vĩnh Phát.
Trước đó, ngày 5/10, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường Hà Nam, phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 3 - Cục Quản lý thị trường tỉnh, tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của công ty TNHH khoa học kỹ thuật Vĩnh Phát (tại Khu công nghiệp Châu Sơn, phường Lê Hồng Phong, TP Phủ Lý😉 do Đào Thị Yến (SN 1988) làm giám đốc.
Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện công nhân của công ty đang gia công, đóng gói số lượng lớn sản phẩm thuốc lá điện tử.
Làm việc với lực lượng chức năng, đại diện công ty không xuất trình được hóa đơn, chứng từ, tài liệu chứng minh nguồn gốc xuất xứ số hàng hóa.
Lực lượng chức năng đã thu giữ trên 108 nghìn sản phẩm thuốc lá điện tử; gần 1,2 tấn vỏ hộp thuốc lá điện tử, 24kg tem nhãn, 16kg dung môi tẩy rửa, 2 máy hàn nhiệt và 1 máy đóng màng túi bóng...
Gia Lai: Đội QLTT số 4 xử phạt 10 cơ sở kinh doanh dược vi phạm pháp luật
Đội Quản lý thị trường số 4 của tỉnh Gia Lai đã thực hiện thành công kế hoạch kiểm tra cơ sở kinh doanh dược, xử phạt 10 cơ sở vi phạm pháp luật trong thời gian từ ngày 01/9/2023 đến hết ngày 10/10/2023.
Trong khoảng thời gian từ ngày 01/9/2023 đến ngày 10/10/2023, Đội Quản lý thị trường số 4 tỉnh Gia Lai đã thực hiện kiểm tra 26 cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn hai huyện Chư Sê và Chư Pưh. Kết quả công tác kiểm tra cho thấy rất nhiều cơ sở tuân thủ quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh dược, bảo đảm chất lượng và nguồn gốc sản phẩm, cũng như niêm yết giá đầy đủ theo quy định.
Tuy nhiên, Đoàn kiểm tra cũng đã phát hiện 10 cơ sở kinh doanh dược vi phạm các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh dược. Đội Quản lý thị trường số 4 đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với những cơ sở này, với tổng số tiền là 33.500.000 đồng.
Cùng với việc xử phạt, Đội đã kết hợp tuyên truyền và phổ biến các quy định pháp luật đến tổ chức và hộ kinh doanh trên địa bàn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuân thủ và thực hiện quy định pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh dược.
Bắt Vụ Vận Chuyển 60.000 Viên Hồng Phiến tại Nậm Pồ
Công an huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên vừa triệt xóa thành công chuyên án ma túy trên địa bàn, bắt 1 đối tượng, thu giữ 60.000 viên hồng phiến cùng nhiều vật chứng liên quan.
Trong ngày 10/10, tại km48+700 trên Quốc lộ 4H, bản Mạy Hốc, xã Phìn Hồ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, lực lượng công an huyện đã bắt giữ một đối tượng vận chuyển ma túy trái phép mang tên Vàng A Chu (sinh năm 1989, ngụ tại bản Chế Phù, xã Si Pa Phìn, cùng tỉnh Điện Biên).
Vàng A Chu bị bắt giữ với cáo buộc mua bán trái phép chất ma túy. Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng công an đã thu giữ tới 60.000 viên ma túy tổng hợp cùng nhiều loại bằng chứng liên quan. Cuộc bắt giữ này là một đòn đau đối với mạng lưới ma túy hoạt động trái phép tại khu vực này.
Điều đáng chú ý là công an tỉnh Điện Biên đã hợp tác chặt chẽ với các đơn vị liên quan để mở rộng điều tra vụ án này. Họ đang khẩn trương củng cố tài liệu và chứng cứ để đề nghị truy tố đối tượng này theo quy định của pháp luật. Sự nghiêm minh trong xét xử và truy tố đối tượng sẽ là một thông điệp rõ ràng về việc không dung thứ cho việc buôn bán ma túy trong xã hội.