Đăng nhập

Quảng cáo Viên trinh nữ hoàng cung Crilin women Health vi phạm quy định

Một số website, sàn thương mại điện tử quảng cáo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên trinh nữ hoàng cung Crilin women Health có nội dung quảng cáo sản phẩm gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.

Ngày 1/4, Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) đưa ra thông tin cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên trinh nữ hoàng cung Crilin women Health có nội dung quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên trinh nữ hoàng cung Crilin women Health. 

Theo Cục An toàn Thực phẩm, hiện nay, theo phản ánh tại một số website, sàn thương mại điện tử, mạng xã hội đang quảng cáo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên trinh nữ hoàng cung Crilin women Health có nội dung quảng cáo sản phẩm gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh, cụ thể tại một số đường link sau: https://vt.tiktok.com/ZSr6CydxG/ ; https://byvn.net/v6XU; https://vn.shp.ee/xEX3Nqx.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên trinh nữ hoàng cung Crilin women Health do Công ty cổ phần dược phẩm Thiên Dược, địa chỉ: Lô F3, Đường N5, Khu công nghiệp Nam Tân Uyên, Phường Khánh Bình, Thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương công bố, được Cục An toàn Thực phẩm cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm số 2320/2021/ĐKSP ngày 16/3/2021.

Ngày 12/08/2021, Cục An toàn Thực phẩm cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo số 2288/2021/XNQC-ATTP cho Công ty cổ phần Dược Mỹ Phẩm Thiên Nhiên True Natural Việt Nam và ngày 12/4/2023 Cục An toàn Thực phẩm đã ban hành Quyết định số 134/QĐ-ATTP thu hồi Giấy xác nhận nội dung quảng cáo số 2288/2021/XNQC-ATTP theo đề nghị của Công ty cổ phần Dược Mỹ Phẩm Thiên Nhiên True Natural Việt Nam.

Cục An toàn Thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, xử lý các đường link có nội dung vi phạm quảng cáo nêu trên. Kết quả xử lý, Cục An toàn Thực phẩm sẽ công khai trên website của Cục tại địa chỉ: https://vfa.gov.vn/.

Trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý, Cục An toàn Thực phẩm đề nghị người tiêu dùng không căn cứ vào các nội dung quảng cáo vi phạm để quyết định mua và sử dụng sản phẩm tại đường link nêu trên vì có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế./.

TP.HCM tạm giữ hơn 8.200 xe đạp và sản phẩm phụ tùng “lậu”

Từ đầu năm 2024 đến nay, các Đội Quản lý thị trường TP.HCM đã kiểm tra, xử lý 17 vụ vi phạm liên quan đến xe và phụ tùng xe đạp điện. Qua đó, tạm giữ 211 chiếc và 8.238 đơn vị sản phẩm phụ tùng, bình ắc quy xe đạp điện.

Chiều 27/2, tại buổi họp báo kinh tế - xã hội TP.HCM, Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, các Đội QLTT đã kiểm tra, xử lý 17 vụ vi phạm liên quan đến mặt hàng xe đạp điện, phụ tùng xe đạp điện.

Qua đó, tạm giữ 211 chiếc và 8.238 đơn vị sản phẩm phụ tùng, bình ắc quy xe đạp điện với tổng trị giá hơn 1,7 tỷ đồng; xử phạt với số tiền 948 triệu đồng,

Trong đó, kiểm tra, xử lý 8 vụ vi phạm về kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, tạm giữ 38 chiếc xe đạp điện và 7.559 đơn vị sản phẩm phụ tùng các loại, trị giá hơn 1 tỷ đồng.

Kiểm tra, xử lý 4 vụ về kinh doanh hàng hóa nhập lậu, tạm giữ 41 chiếc xe đạp điện và 648 đơn vị sản phẩm phụ tùng các loại, trị giá hơn 111 triệu đồng.

Đặc biệt, kiểm tra, xử lý 1 vụ vi phạm về các hành vi: "Không thực hiện công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng phải công bố hợp quy" và "Sản xuất hàng hóa có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng", buộc thu hồi và tái chế hoặc thay đổi mục đích sử dụng 132 chiếc xe đạp điện các loại theo quy định.

Xe đạp điện là một trong những phương tiện được nhiều người dân lựa chọn.

Cục QLTT TP.HCM nhấn mạnh, việc sử dụng xe đạp điện sử dụng pin Li-ion nếu không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhập lậu, giả mạo nhãn hiệu và không được kiểm tra để đảm bảo chất lượng theo quy định có nguy cơ gây mất an toàn cho người tiêu dùng khi sử dụng, đặc biệt là công tác phòng cháy chữa cháy.

Do đó, Cục QLTT đã ban hành văn bản yêu cầu các Đội QLTT tăng cường công tác QLTT xe điện, pin xe điện từ khâu sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, có giải pháp xử lý nghiêm xe điện, pin xe điện không đảm bảo chất lượng trên thị trường và xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức kinh doanh, sửa chữa xe điện không đáp ứng quy định.

Cục QLTT cho biết thêm, nếu có căn cứ xác định xe đạp điện là hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhập lậu hay giả mạo nhãn hiệu hoặc có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về xe đạp điện) thì các đối tượng kinh doanh sẽ bị xem xét xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.

Thái Nguyên: Phát hiện nhiều vụ việc kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thực hiện Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025; Đội QLTT số 5 đã tăng cường công tác quản lý địa bàn, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm trong kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn, tổ chức kiểm tra và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Trong hai ngày 7-8/01/2025, Đoàn kiểm tra Đội QLTT số 5 đã kiểm tra đột xuất đối với 02 địa điểm kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn của ông Đ.V.C và ông L.V.H tại xã An Khánh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Tại thời điểm kiểm tra, cả hai địa điểm kinh doanh này đều chưa thực hiện đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định; đồng thời, Đoàn kiểm tra phát hiện gần 500 gói kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hoá đơn chứng từ liên quan chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp của hàng hoá có tổng trị giá 12.000.000 đồng

Hình ảnh hàng hoá vi phạm

Đoàn kiểm tra đã đề xuất Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 5 ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 02 cá nhân đại diện các địa điểm kinh doanh trên với tổng mức phạt gần 30.000.000 đồng, buộc đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định và buộc tiêu hủy toàn bộ số kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ nêu trên./.