Bộ Công Thương bãi bỏ loạt quy định về kinh doanh xăng dầu
Bộ Công Thương vừa bổ sung quy định về báo cáo tình hình sử dụng kho xăng dầu áp dụng đối với thương nhân đầu mối kinh doanh và phân phối xăng dầu.
Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 18 (Thông tư 18) ngày 13/3 về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định tại các thông tư quy định về kinh doanh xăng dầu.
Tại Thông tư này, Bộ đã bãi bỏ quy định về Tổ liên ngành điều hành giá xăng dầu quy định tại Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BCT-BTC quy định về phương pháp tính giá cơ sở; cơ chế hình thành, quản lý, sử dụng Quỹ Bình ổn giá và điều hành giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.
Từ 2/5, tổ điều hành giá xăng dầu liên bộ Công Thương - Tài chính sẽ không còn hoạt động.
Một trong những nội dung đáng chú ý khác của Thông tư 18 là việc bổ sung quy định về báo cáo tình hình sử dụng kho xăng dầu, áp dụng với thương nhân đầu mối kinh doanh và thương nhân phân phối sở hữu kho xăng dầu cho thuê và đi thuê kho xăng dầu; giao trách nhiệm quản lý nhà nước về tình hình sử dụng kho.
Cụ thể, các thương nhân đầu mối kinh doanh, thương nhân phân phối có kho xăng dầu cho các thương nhân khác thuê sử dụng phải có trách nhiệm báo cáo định kỳ hàng quý tình hình sử dụng kho và cho thuê kho theo mẫu ban hành gửi về Bộ Công Thương và sở công thương tại địa bàn thương nhân cho thuê kho trước ngày 10 của tháng đầu tiên của kỳ kế tiếp.
Các thông tin cần báo cáo gồm: tên và địa chỉ của kho; tổng dung tích kho; tên, địa chỉ thương nhân thuê kho, bể, dung tích cho thuê, sản lượng xăng dầu qua kho trong kỳ báo cáo.
Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu có thuê kho cần báo cáo định kỳ hàng quý tình hình sử dụng kho thuê gửi về Bộ Công Thương và sở công thương tại địa bàn thương nhân thuê kho trước ngày 10 của tháng đầu tiên của kỳ kế tiếp.
Các thông tin cần báo cáo gồm: tên địa chỉ kho thuê; tên, chủ sở hữu kho cho thuê, bể, dung tích thuê; tổng sản lượng xăng dầu qua kho trong kỳ báo cáo.
Ngoài ra, Thông tư 18 cũng quy định về việc đại lý thực hiện ký hợp đồng làm đại lý bán lẻ xăng dầu.
Đối với trường hợp thương nhân ký hợp đồng đại lý với 2 hoặc 3 thương nhân là đầu mối kinh doanh hoặc phân phối xăng dầu, cần lập hồ sơ báo cáo thay đổi, bổ sung hợp đồng đại lý gửi về cơ quan có thẩm quyền đề nghị cấp bổ sung, sửa đổi Giấy xác nhận, Giấy chứng nhận theo quy định tại Nghị định số 83 để đảm bảo đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ hay cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
Trường hợp thương nhân chỉ có một cửa hàng bán lẻ xăng dầu ký hợp đồng đại lý với 2 hoặc 3 thương nhân là đầu mối kinh doanh hoặc phân phối xăng dầu, cần lập hồ sơ đề nghị cấp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu.
Thông tư 18 cũng sửa đổi, bổ sung quy định về kiểm tra và cấp Giấy xác nhận và Giấy chứng nhận. Theo đó, bỏ quy định về kiểm tra và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý.
Như vậy, đối với tổng đại lý kinh doanh xăng dầu mà Giấy xác nhận còn hiệu lực, trong quá trình hoạt động không thực hiện thủ tục hành chính cấp mới và chỉ giữ lại thủ tục sửa đổi, bổ sung và cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu.
Lạng Sơn: Kiểm tra, xử lý 2.800 vịt con giống không rõ nguồn gốc xuất xứ
Ngày 10/2/2025, Cục QLTT Lạng Sơn cho biết, Đội Quản lý thị trường số 7 đã phối hợp với Đội cảnh sát điều tra tội phạm hình sự, ma túy và kinh tế công an huyện tiến hành kiểm tra xe ô tô tải, phát hiện, thu giữ 2800 vịt con giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Cụ thể, ngày 05/02/2025 bằng biện pháp nghiệp vụ và nắm tình hình địa bàn, Tổ quản lý địa bàn huyện Tràng Định – Đội Quản lý thị trường số 7 phối hợp với Đội cảnh sát điều tra tội phạm hình sự, ma túy và kinh tế công an huyện tiến hành kiểm tra xe ô tô tải biển kiểm soát 12C-124.28 đang dừng đỗ lề đường tại thôn Nà Nghiều, thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.
Tại thời điểm kiểm tra ông Hoàng Văn Tuân là người điều khiển phương tiện, qua kiểm tra phát hiện trên thùng xe có 2.800 vịt con giống loại 3 đến 5 ngày tuổi, ông Tuân không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng mình nguồn gốc xuất xứ của toàn bộ 2.800 vịt con giống, không có giấy kiểm dịch động vật đủ điều kiện lưu thông; trị giá tang vật là 28.000.000 đồng.
Đoàn kiểm tra đã tiến hành lập Biên bản tạm giữ toàn bộ tang vật và phương tiện có dấu hiệu vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật.
Thái Bình: Xử phạt hộ kinh doanh kính mắt không rõ nguồn gốc
Ngày 17/1/2025, thông tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình, Đội Quản lý thị trường số 3 vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính một hộ kinh doanh kính mắt trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ số tiền 4 triệu đồng, tịch thu 35 chiếc kính mắt không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Cụ thể, ngày 16/01/2025 Đoàn kiểm tra của Đội Quản lý thị trường số 3 phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Thái Bình kiểm tra Hộ kinh doanh Vũ Văn Thuân (địa chỉ: Đường Trần Hưng Đạo, thị trấn Quỳnh Côi, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình).
Lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở kinh doanh
Tại thời điểm kiểm tra, đoàn kiểm tra phát hiện trong số các sản phẩm kính mắt đang bày bán tại cửa hàng có 35 cái kính mắt không có vỏ bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa; trên kính, gọng kính không thể hiện thông tin về nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa.
Chủ hộ kinh doanh không xuất trình được chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng, hóa đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định của pháp luật. Tổng trị giá hàng hóa tính theo giá niêm yết trên sản phẩm là 7.000.000 đồng.
Đoàn kiểm tra lập biên bản vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh Vũ Văn Thuân về hành vi vi phạm kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và báo cáo lãnh đạo Đội xử lý theo quy định.
Cùng ngày, Đội Quản lý thị trường số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh trên số tiền 4 triệu đồng, tịch thu 35 chiếc kính mắt không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Hà Giang: Kiểm tra và tiêu hủy hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Thực hiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 Hà Giang đối với hộ ông Lê Tiến Anh là chủ hộ kinh doanh tại phường Nguyễn Trãi, thành phố Hà Giang.
Ngày 08/01/2024, Đội QLTT số 1 thuộc Cục QLTT tỉnh Hà Giang tiến hành kiểm tra đột xuất Hộ kinh doanh do ông Lê Tiến Anh là chủ hộ, kinh doanh hàng hóa gần cổng trường học Lê Lợi, địa chỉ: Đường Trần Hưng Đạo, phường Nguyễn Trãi, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.
Qua kiểm tra Đoàn kiểm tra phát hiện 1.248 sản phẩm gồm Xúc xích, cánh gà, trứng muối, kẹo các loại không xác định được nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa và đang được bày bán, tổng trị giá hàng hóa vi phạm là 3.214.000 đồng.
Đội QLTT số 1 Hà Giang đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh ông Lê Tiến Anh với số tiền: 4.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu huỷ toàn bộ 1.248 sản phẩm Xúc xích, cánh gà, trứng muối, kẹo các loại nêu trên theo đúng quy định của Pháp luật.
Tạm dừng sản xuất hai cơ sở bánh ở Hà Nội
Hà Nội tạm dừng hoạt động cơ sở bánh cốm Nguyên Ninh và bánh Jambon Thanh Hương. Đây là kết luận của đoàn kiểm tra liên ngành số 1 thành phố tại hai quận Tây Hồ và Ba Đình trong ngày 2/1.
Tại quận Tây Hồ, Công ty TNHH chế biến thực phẩm Thanh Hương – cơ sở chế biến sản xuất bánh jambon (số 50 An Dương, quận Tây Hồ), đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm thành phố đã ghi nhận, cơ sở có 13 nhân công lao động sản xuất.
Đoàn kiểm tra liên ngành ATTP số 1 thành phố Hà Nội kiểm tra Công ty TNHH chế biến thực phẩm Thanh Hương – cơ sở chế biến sản xuất bánh jambon (số 50 An Dương, quận Tây Hồ).
Cơ sở chế biến sản xuất bánh jambon chưa xuất trình được giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm và hợp đồng, hồ sơ chứng minh nguồn gốc của hạt điều, ruốc thịt. Điều kiện vệ sinh thực tế, khu vực sản xuất không bố trí theo nguyên tắc một chiều, không phân khu riêng biệt; khu vực cửa sổ không có lưới chống côn trùng, bám nhiều bụi bẩn. Khu vực kho thành phẩm thiếu giá kệ, thiếu chế độ vệ sinh tại kho. Nhân viên trực tiếp sản xuất thực phẩm không có ủng hoặc giầy, dép sử dụng riêng trong khu vực sản xuất thực phẩm.
Thông tin ghi nhãn sản phẩm chưa phù hợp với bản tự công bố sản phẩm (thiếu định lượng ruốc thịt, số tự công bố không đúng thực tế, địa chỉ sản xuất có thêm địa chỉ ở Thường Tín).
Đối với cơ sở sản xuất bánh cốm Nguyên Ninh (địa chỉ 11 Hàng Than, quận Ba Đình), tại thời điểm kiểm tra, cơ sở sản xuất bánh có 5 nhân công lao động sản xuất và 1 chủ cơ sở.
Đoàn kiểm tra cơ sở sản xuất bánh cốm Nguyên Ninh (11 Hàng Than, Ba Đình).
Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra số 1 đã phát hiện hàng loạt vi phạm về an toàn thực phẩm của cơ sở này. Cụ thể, khu vực sản xuất của cơ sở được tận dụng trong gian bếp sinh hoạt của gia đình, không phân khu riêng biệt, sắp xếp lộn xộn và xuống cấp nghiêm trọng. Nền nhà khu vực bếp bong tróc, ẩm mốc, cống rãnh hở, ứ đọng rác. Đoàn kiểm tra thành phố còn phát hiện quần áo được phơi giặt ngay trong khu vực sản xuất. Dụng cụ sơ chế, chế biến dùng trong sản xuất cáu bẩn do không có chế độ vệ sinh định kỳ. Đặc biệt, nhà vệ sinh nằm ngay trong khu vực sơ chế, chế biến. Trong khu vực sản xuất còn phát hiện có côn trùng và phân của động vật. Vì cơ sở chật hẹp không có kho chứa nên các bao tải đựng nguyên liệu cốm khô được xếp ngay lối ra vào khu bếp, gần khu vực tường ẩm mốc.
Đoàn kiểm tra kiểm tra an toàn thực phẩm của TP Hà Nội kiểm tra cơ sở sản xuất bánh cốm gia truyền Nguyên Ninh.
Ngoài ra, qua kiểm tra hồ sơ pháp lý, cơ sở chưa xuất trình được giấy khám sức khỏe và xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và 5 nhân viên. Mặt khác, cơ sở cũng chưa xuất trình được hồ sơ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của tất cả các nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Bên cạnh đó, đoàn kiểm tra cũng phát hiện, nhãn sản phẩm bánh cốm chưa phù hợp với bản công bố sản phẩm và chưa phù hợp về quy định ghi nhãn hàng hóa. Đoàn kiểm tra cũng tiến hành lấy 2 mẫu bánh (gồm bánh cốm và bánh xu xê để tiến hành xét nghiệm tiêu chuẩn chất lượng.
Khu vực sản xuất bánh cốm gia truyền Nguyên Ninh.
Với các lỗi vi phạm trên tại hai cơ sở sản xuất bánh, Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn vệ sinh thành phố đã yêu cầu tạm dừng sản xuất, đồng thời giao Ban chỉ đạo hai quận tiếp tục xử lý vi phạm và báo cáo kết quả kiểm tra với đoàn kiểm tra liên ngành thành phố trước ngày 10/1/2025.
Nam Định: Bắt giữ đối tượng vận chuyển pháo lậu
Ngày 20/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nam Định cho biết đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Vũ Đức Thủy (SN 1996, trú huyện Giao Thủy, Nam Định) để điều tra về hành vi vận chuyển hàng cấm.
Trước đó, ngày 17/12/2024, tại cửa hàng số 038 - cây xăng Petrolimex (đại lộ Thiên Trường, phường Hưng Lộc, TP Nam Định), Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Nam Định phát hiện, bắt quả tang đối tượng Vũ Đức Thủy đang có hành vi vận chuyển hàng cấm (pháo nổ).
Đối tượng Vũ Đức Thuỷ và tang vật.
Tang vật thu giữ gồm: 6 dàn pháo hoa nổ (loại 36 quả/dàn) và 20 quả pháo tự chế, tổng trọng lượng: 12,952 kg pháo nổ.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nam Định đang tiếp tục điều tra làm rõ, xử lý đối tượng theo quy định của pháp luật.
An Giang: Bắt giữ đối tượng vận chuyển 1.000 bao thuốc lá ngoại
Ngày 5/12/2024, Đội Đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm chủ trì, phối hợp với Đồn Biên phòng Vĩnh Nguơn (Bội đội Biên phòng An Giang) đã phát hiện, bắt giữ 1 đối tượng vận chuyển 1.000 bao thuốc lá ngoại các loại tại khu vực biên giới...
Cụ thể, vào lúc 0h10p ngày 5/12, tại khu vực mốc 264/4, cách đường biên giới khoảng 70m về hướng Việt Nam, thuộc khóm Vĩnh Chánh 1, phường Vĩnh Nguơn, thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang), trong lúc làm nhiệm vụ, lực lượng phối hợp nói trên đã phát hiện 1 đối tượng đang đai vác hàng hóa nghi vấn nhập lậu từ Campuchia về Việt Nam.
Nguyễn Văn Hải bị bắt cùng tang vật.
Tổ công tác truy đuổi và bắt giữ được đối tượng Nguyễn Văn Hải (sinh năm 1992, thường trú ấp Mỹ Phó, xã Mỹ Đức, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) đang vác 3 bọc nilon màu đen, bên trong chứa 1.000 bao thuốc lá ngoại các loại. Tổng trị giá tang vật khoảng 22 triệu đồng.
Qua điều tra ban đầu, đối tượng Hải khai nhận được người đàn ông tên Ri kêu cùng đi vận chuyển hàng hóa (chưa rõ tên chủ hàng hóa) với tiền công 200.000 đồng.
Vụ việc được bàn giao cho Đồn Biên phòng Vĩnh Nguơn tiếp tục điều tra, xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật.
Bình Thuận: Bắt quả tang 2 người phụ nữ vận chuyển và mua bán trái phép chất ma túy
Ngày 18/11/2024, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Bình Thuận cho biết, đang tiếp tục điều tra, củng cố hồ sơ để xử lý 2 đối tượng theo quy định của pháp luật.
Vào lúc 20 giờ 5 phút, ngày 16/11/2024, tại khu vực đường Nguyễn Tất Thành thuộc khu phố 3, phường Bình Hưng, TP. Phan Thiết, Tổ công tác thuộc Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy phối hợp với Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, ma túy Công an thị xã La Gi và Công an phường Bình Hưng đã triển khai lực lượng phát hiện bắt quả tang P.T.T (SN 1982) và N.T.B (SN 1972, cùng trú tại thị xã La Gi) đang có hành vi vận chuyển và mua bán trái phép chất ma túy.
Đối tượng N.T.B cùng tang vật vụ án
Qua kiểm tra thu giữ trên người của P.T.T có hộp giấy màu trắng chứa 100 gram ma túy đá. Qua đấu tranh, các đối tượng khai nhận số ma túy trên là do N.T.B đưa cho P.T.T cất giấu, mang từ nhà của B ở thị xã La Gi đến Phan Thiết để giao cho người mua, sau khi giao hàng thành công thì B sẽ trả tiền công cho T là 500.000 đồng, tuy nhiên T chưa kịp giao bán thì bị bắt giữ.
Tang vật vụ việc
Sau khi lập biên bản phạm tội quả tang đối với 2 đối tượng, lực lượng Công an nhanh chóng tiếp tục khám xét khẩn cấp chỗ ở của N.T.B tại thị xã La Gi và thu giữ thêm khoảng 300 gram ma túy đá và heroin.
Qua làm việc, các đối tượng đều khai nhận hành vi phạm tội của mình.
Quảng Bình: Bắt giữ đối tượng vận chuyển trái phép 18.000 viên ma túy tổng hợp
Ngày 2/11/2024, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (PC04) Công an tỉnh Quảng Bình cho biết vừa bắt quả tang Đinh Văn Hùng (SN 1983) trú tại thôn Yên Bình, xã Hóa Tiến, huyện Minh Hóa về hành vi mua bán trái phép 18.000 viên ma túy tổng hợp.
Trước đó, vào lúc 17h20 phút ngày 31/10/2024 tại Km số 938+400, Đường mòn Hồ Chí Minh, thuộc địa phận thôn 1, xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (khu vực sân bay Khe Gát), PC 04, Công an tỉnh Quảng Bình phối hợp với Đoàn Đặc nhiệm Phòng, chống tội phạm ma túy số 2, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Công an huyện Minh Hóa, Công an huyện Bố Trạch, Phòng Kỹ thuật hình sự và một số đơn vị nghiệp vụ bắt quả tang Đinh Văn Hùng (SN 1983) trú tại xã Hóa Tiến, huyện Minh Hóa khi đối tượng đang vận chuyển 18.000 viên ma túy tổng hợp, dạng hồng phiến với trọng lượng gần 2kg.
Đinh Văn Hùng (giữa) cùng tang vật tại cơ quan Công an.
Qua khai thác nhanh, Hùng khai nhận đó là ma túy tổng hợp, đối tượng đang đợi giao hàng cho các đối tượng khác thì bị lực lượng Công an bắt giữ. Tang vật thu giữ gồm 18.000 viên ma túy tổng hợp, 01 xe mô tô, 01 điện thoại di động.
Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục mở rộng điều tra, lập hồ sơ xử lý theo quy định của pháp luật.
Thu hồi trên toàn quốc kem dưỡng da Cerina không đạt tiêu chuẩn
Ngày 14/10/2024, Cục Quản lý Dược có công văn thông báo yêu cầu đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc lô mỹ phẩm Cerina sản xuất 8-6-2024.
Cụ thể, ngày 14/10/2024, Cục Quản lý Dược(Bộ Y tế) ban hành Công văn 3434/QLD-MP thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc mỹ phẩm Cerina (nhãn hàng GAM MA)-hộp 1 tuýp 50g, trên nhãn ghi số lô: CKTT010624; NSX: 8-6-2024; HSD: 8-6-2027; số công bố: 001966/21/CBMP-HCM; sản phẩm của DNTN sản xuất hóa mỹ phẩm GAM MA (địa chỉ văn phòng: 18 Nguyễn Hậu, phường Tân Thành, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh; địa chỉ nhà máy: tổ 1, ấp Phú Hiệp, xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh).
Sản phẩm kem dưỡng da bị đề nghị thu hồi và tiêu hủy trên toàn quốc.
Nguyên nhân kiểm nghiệm mẫu kiểm nghiệm không đạt tiêu chuẩn chất lượng do có chứa thành phần 2-phenoxyethanol-không có trong thành phần công thức kê khai trên phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.
Ngoài ra, ngày 11-6-2021, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đã cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm số 29/HCM-ĐKSXMP cho Chi nhánh công ty TNHH một thành viên sản xuất dược-mỹ phẩm GAMMA, địa chỉ: 201/21 Nguyễn Thị Nê, ấp Phú Hiệp, xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh (tên cũ: Chi nhánh DNTN sản xuất hóa mỹ phẩm GAM MA, địa điểm sản xuất không thay đổi). Tuy nhiên, trên nhãn lô sản phẩm Cerina sản xuất ngày 8-6-2024 không ghi tên, địa chỉ hiện nay của cơ sở sản xuất, tổ chức chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
Cục Quản lý Dược yêu cầu sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng mỹ phẩm trên địa bàn ngừng ngay việc kinh doanh, sử dụng lô sản phẩm Cerina nêu trên; tiến hành thu hồi, tiêu hủy; kiểm tra, giám sát và xử lý các đơn vị vi phạm theo quy định hiện hành.
Cerina 50g có chứa chiết xuất từ lô hội, Glycerin và các thành phần khác, tác dụng bảo vệ da khỏi các tổn thương do tia UV, giảm sừng hóa da, chai tay/chân, dày sừng ở lòng bàn tay/chân.