Đăng nhập

Phát hiện sở kinh doanh kính áp tròng “phù phép” từ hàng Trung Quốc thành Korea

Ngày 12/7 tại Hà Nội, Đội QLTT cùng Công an đã phát hiện cơ sở gia công chục ngàn sản phẩm kính áp tròng các loại có nguồn gốc, nhãn mác Trung Quốc được thay đổi, phù phép thành hàng Hàn Quốc - “Made in Korea” sau đó được rao bán trên mạng với giá 45.000đồng/sản phẩm.

Cơ sở này có địa chỉ tại ô 129, lô 3 khu tái định cư mở rộng Xuân Phương, phường Phương Canh, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Qua các bước thẩm tra, xác minh ban đầu, cơ sở này có dấu hiệu đang sản xuất, kinh doanh hàng giả. Hàng hoá là sản phẩm kính áp tròng. Trên mỗi sản phẩm đều có nhãn mác ghi chữ Trung Quốc, nhân viên tại cơ sở này đã bóc, xé nhãn gốc Trung Quốc thay thế bằng nhãn mác tự thiết kế, rồi đặt in, biến sản phẩm thành hàng "Made in Korea".

enter image description here
Theo quy định, mặt hàng kính áp tròng khi nhập khẩu và kinh doanh phải được cấp phép của Bộ Y tế, và cấp số đăng ký lưu hành. Tuy nhiên, cơ sở này đã chưa xuất trình được giấy phép cũng như các giấy tờ liên quan.
Kênh tiêu thụ chính của cơ sở này là trên sàn thương mại điện tử với giá 45.000đồng/sản phẩm.

enter image description here
Nhận định, đây là vụ việc tương đối lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng, trong quá trình kiểm tra, nếu nhận thấy có dấu hiệu hình sự, lực lượng QLTT sẽ chuyển sang cơ quan Công an để điều tra, làm rõ.

Nghệ An: Bắt giữ kho hàng lậu “chốt đơn” qua livestream

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 11 lập biên bản đối với chủ hộ, tịch thu toàn bộ số hàng hóa vi phạm để xử lý theo quy định.

Ngày 6/7, Đội QLTT số 11 - Cục QLTT Nghệ An phối hợp với Công an tỉnh cùng Công an xã Thanh Hương, huyện Thanh Chương kiểm tra phát hiện cửa hàng có địa chỉ tại xã Thanh Hương, huyện Thanh Chương, Nghệ An đang kinh doanh 2.100 bộ quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ.

enter image description here

Cơ sở kinh doanh này đang vận hành các tài khoản fanpage Facebook: “Tổng kho A.T; Store A.T” để tiến hành các hoạt động livestream, bán hàng, chốt đơn qua mạng xã hội.
Bà N.T.L, chủ cơ sở không xuất trình được hóa đơn, chứng từ, giấy tờ hợp pháp để chứng minh nguồn gốc lô hàng. Tổng giá trị lô hàng là khoảng 70 triệu đồng. Bà L. thừa nhận toàn bộ số hàng trên bà mua trôi nổi trên thị trường về đăng tải và livestream trên các tài khoản fanpage của shop để bán kiếm lời.

Giá cà phê hôm nay 6/7/2022: Giảm mạnh

Giá cà phê trong nước giảm mạnh đang dao động trong khoảng 41.200 - 41.700 đồng/kg.

Giá cà phê trong nước
Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 41.200 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 41.700 đồng/kg.
Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 41.600 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 41.600 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 41.500 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 41.600 đồng/kg (Chư Prông).
Ở Pleiku và La Grai cùng giá 41.500 đồng/kg.
Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 41.600 đồng/kg.

enter image description here

Giá cà phê thế giới
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2022 giảm 38 USD/tấn ở mức 1.946 USD/tấn, giao tháng 9/2022 giảm 38 USD/tấn ở mức 1.961 USD/tấn.
Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2022 giảm 3,8 cent/lb, ở mức 224,65 cent/lb, giao tháng 9/2022 giảm 3,6 cent/lb, ở mức 221,05 cent/lb.

Kiểm tra đồng loạt các hộ kinh doanh phụ tùng xe máy

Theo Đội Quản lý thị trường số 4, Cục Quản lý thị trường Tây Ninh cho biết, từ ngày 27- 29/6, cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra đột xuất, phát hiện 08 hộ kinh doanh phụ tùng xe máy trên địa bàn thành phố Tây Ninh và thị xã Hòa Thành đang bày bán nhiều phụ tùng xe máy nhãn hiệu “ HONDA” có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu.

https://media.alo389.vn/uploads/2022/07/01/c3ff5e2b110fc30bd297faf97a3e1e4f.PNG" alt="enter image description here" />

Cơ quan chức năng phát hiện 08 hộ kinh doanh đang bày bán 206 đơn vị sản phẩm là phụ tùng xe máy nhãn hiệu “HONDA” có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu gồm 07 cái nắp đuôi cá, 09 cái dây đồng hồ tốc độ, 58 bộ ốp đèn xi nhan, 33 cái giỏ lưới trước, 06 bộ bố nồi, 17 bộ bao tay, 23 cái công tắc đèn, 53 cái mặt nạ.
Đoàn kiểm tra của Đội QLTT số 4 đã tiến hành lập biên bản, tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên. Để có căn cứ xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật, Đội đã gửi hình ảnh và mẫu tang vật đang tạm giữ để đại diện pháp luật của nhãn hiệu HONDA tại Việt Nam xác định theo quy định.

Phát hiện một phụ nữ vận chuyển hơn 1,1kg vàng trái phép qua biên giới hòng bán kiếm tiền

Tối 24/6, Trung tá Trần Hòa Hiệp, Đồn trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên (Bộ đội Biên phòng An Giang) cho biết đã phát hiện, tạm giữ một phụ nữ người Campuchia vận chuyển hơn 1,1 kg nữ trang bằng vàng trái phép qua biên giới.

Trước đó, khoảng 14 giờ 10 phút ngày 22/6, Tổ công tác kiểm tra, giám sát tại cổng nhập Barie số 2, phát hiện một người phụ nữ đi từ hướng Barie số 1 (từ Campuchia) về phía Việt Nam, có biểu hiện nghi vấn, nên ra tín hiệu yêu cầu dừng lại kiểm tra.
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trong túi xách, áo khoác của người phụ nữ này cất giấu nhiều trang sức bằng kim loại màu vàng và bạc (nghi là vàng và bạc) mà không thực hiện khai báo Hải quan theo quy định.


enter image description here


Làm việc với lực lượng chức năng, bước đầu người phụ nữ khai nhận: Tên là Try Sophea, sinh năm 1973, trú tại ấp Kam Pong, xã Preah Bat Chan Chum, huyện KiriVong, tỉnh Takeo, Campuchia; số nữ trang trên được người em chồng của Try Sophea tên là Srey Neang nhờ vận chuyển từ Campuchia sang Việt Nam để bán lấy tiền.
Theo kết quả giám định (ngày 24/6) của Phân viện Kỹ thuật Hình sự Bộ Công an tại Thành phố Hồ Chí Minh, toàn bộ số nữ trang mà Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên gửi giám định là vàng và bạc. Gồm 1.107,3837g vàng; 4,85g bạc. Ước tính tổng trị giá khoảng 1,2 tỉ đồng.
Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên đang phối hợp với các lực lượng chức năng, hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục để khởi tố vụ án theo đúng quy định của pháp luật.